Home Bài hát - phim 8 Cách phát triển ý cho bài thi IELTS Writing

8 Cách phát triển ý cho bài thi IELTS Writing

0
1419

Những từ như technology thoạt tiên có vẻ “đao to búa lớn”, nhưng nếu nghĩ 1 cách gần gũi hơn thì “công nghệ hiện đại” có thể chính là những thứ hàng ngày bạn đang sử dụng máy tính, mạng, facebook, smartphone… Như vậy là từ một đề tài tưởng như rất to lớn, bạn đã thu hẹp được nội dung và có thể dễ dàng phát triển ý hơn. Tài liệu sẽ giúp bạn phát triển ý cho bài viết IELTS writing một cách toàn diện. Các bạn tham khảo tài liệu để biết thêm chi tiết nội dung.

Trong quá trình luyện thi viết IELTS, người học thường tập trung nhiều vào các mặt như cấu trúc, từ vựng mà đôi khi xem nhẹ phần phát triển ideas cho bài viết. Một bài essay được đánh giá cao chỉ khi các ý tưởng được sử dụng một cách chính xác và có sự sắp xếp và phát triển một cách logic. Hôm nay tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách phát triển ý cho bài essay.

1. Thu hẹp nội dung

Khi mới đọc tiêu đề (topic), tâm lí chung của thí sinh là lo lắng nếu không có kiến thức về lĩnh vực này, nhất là về các lĩnh vực ko phải chuyên ngành của mình. Như vậy, cách duy nhất để hoá giải nỗi sợ là “thu hẹp nội dung”, tức là đưa chủ đề xa lạ kia về những gì quen thuộc, gần gũi.

Ví dụ topic “Does modern technology make life more convenient, or was life better when technology was simpler?”

Những từ như technology thoạt tiên có vẻ “đao to búa lớn”, nhưng nếu nghĩ 1 cách gần gũi hơn thì “công nghệ hiện đại” có thể chính là những thứ hàng ngày bạn đang sử dụng – > máy tính, mạng, facebook, smartphone… Như vậy là từ một đề tài tưởng như rất to lớn, bạn đã thu hẹp được nội dung và có thể dễ dàng phát triển ý hơn.

2. Nguyên nhân – Hậu quả

Ví dụ: “Some people think that technology is increasing the gap between the rich and the poor. Others think the opposite. Discuss and give your own opinions.”

Với đề này, bạn cần brainstorm ideas theo hướng: Vì sao “công nghệ phát triển lại làm gia tăng khoảng cách giàu-nghèo”?

Cause: Công nghệ phát triển rất nhanh, tuy nhiên chỉ có người giàu mới có cơ hội tiếp cận được những công nghệ mới này, còn người nghèo thì không thể vì họ đâu có đủ khả năng tài chính.

Effect: Vì vậy dẫn đến hệ quả là người giàu thì ngày càng tiếp thu thêm được những kiến thức mới, kĩ năng mới để có công việc tốt hơn, còn người nghèo không có được kĩ năng cần thiết như sử dụng máy tính sẽ mãi làm lao động tay chân, mãi nghèo. (lưu ý là tiêu đề là Some people think và Others think the opposite)

Đôi khi, không nhất thiết phải nghĩ cả nguyên nhân, kết quả mà chỉ cần 1 trong 2.

3. Tư duy ngược

Đối với topic thảo luận 2 chiều, chắc chắn là bạn phải nghĩ cả 2 hướng. Tuy nhiên, ngay cả với đề yêu cầu agree or disagree, cũng có thể phát triển ý theo cả 2 mặt để có cái nhìn khách quan.

Nếu bạn chỉ muốn discuss 1 hướng (đồng ý/không đồng ý) thì hãy thử suy nghĩ từ góc độ của “phe kia”, có thể bạn sẽ tự dưng lại nảy ra ý phản bác lại chính mình. Không ít lần mình tham gia thảo luận nhóm, chia 2 phe agree và disagree, tranh luận 1 hồi thế nào cũng có người tự thấy ý của nhóm mình vô lý, cãi với chính đồng đội của mình luôn.

4. So sách và tìm những ý đối lập nhau

Ý này cũng tương tự ý trên, tuy nhiên đơn giản hơn. Khi nghĩ ra main idea cho 1 vấn đề, bạn có thể phát triển các ý nhỏ bằng cách so sánh với những sự việc có tính chất đối lập hoặc tương đồng.

Ví dụ: “Although listening to music on CDs is very pleasant, it is not as good as a live concert.” -> so sánh giữa nghe nhạc trên CD và nghe trực tiếp.

1 vài từ để định hướng trong quá trình brainstorm ideas theo cách này là: Similarly, Likewise, too hoặc However, In contrast, On the other hand, Meanwhile.

5. Đưa ra các ví dụ minh họa

Thông thường người học sẽ nghĩ main idea trước, sau đó đến supporting ideas và cuối cùng là các examples. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn cũng nên thử đảo ngược quá trình xem, biết đâu sẽ có hiệu quả.

Ví dụ topic: “Outdoor activities help children develop fully.”

Thay vì theo lối truyền thống là nghĩ đến những lợi ích của outdoor activities, mình sẽ nghĩ đến những ví dụ cụ thể của outdoor activities như: chơi thể thao, tham gia công tác xã hội.

Những hoạt động này sẽ có ích gì cho trẻ?

  1. Chơi đá banh -> phát triển thể chất. Đây có thể trở thành main idea cho 1 đoạn văn luôn.
  2. Tham gia công tác xã hội -> phát triển về tâm hồn, biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh. Rõ ràng đây cũng là 1 ý lớn có thể phát triển.

Tuy nhiên khi sử dụng các ví dụ cụ thể, bạn cần phải sắp xếp lại sao cho có logic.

6. Advantages & Disadvantages

Hướng phát triển rất quen thuộc và dễ triển khai: đánh giá lợi và hại của 1 vấn đề, từ đó đưa ra ý kiến đồng tình hay không đồng tình. Ví dụ topic: Studying the English language in an English-speaking country is the best but not the only way to learn the language. Do you agree with this statement?

Thông thường sẽ làm theo dạng liệt kệ những ý lợi, hại rồi bắt đầu so sánh xem bên nào dễ phát triển ý hơn.

Mình sẽ liệt kê các advantages và disadvantages của việc học tiếng Anh ở nước ngoài.

Advantages:

Disadvantages:

Cả nhà xem 1 bài mẫu phân tích đề này theo hướng advantage and disadvantage như mình nói nha:

Studying a language in a country where it is widely spoken has many advantages. It is, therefore, a good idea to study English in a country such as Britain. However, I believe it is not the only way to learn the language.

In the first place, most students in non-English-speaking countries learn English at secondary school, and sometimes at university nowadays. Although their spoken English is not usually of a very high standard, their knowledge of grammar is often quite advanced. This is certainly useful when students come to an English-speaking country to perfect the language.

Secondly, studying the basics of English at secondary school is less stressful than learning the language while overseas. This is because students living at home do not have to worry about problems such as finding accommodation, paying for their study and living costs, and trying to survive in a foreign country where day to day living causes much stress.

However, there are obvious advantages of learning English in Britain. Every day there are opportunities to practise listening to and speaking with British people. Also, students can experience the culture firsthand, which is a great help when trying to understand the language. This is especially true if they choose to live with a British family, as exchange students for example. Furthermore, if students attend a language school full-time, the teachers will be native speakers. In this case, not only will students’ speaking and listening skills improve, but attention can be given to developing reading and writing skills as well.

In general, even though it is preferable to study English in an English-speaking country, a reasonable level of English can be achieved in one’s own country, if a student is gifted and dedicated to study.

7. Vấn đề-Giải pháp

Ví dụ:

“People spend too much time on watching TV. For example, some children stay up late watching TV in their bedroom instead of getting a good night’s sleep. Consequently, they arrive at school tired and unable to learn. If households just have one TV in the main living area, then it will be easier to control how many hours are spent in front of it. This will lead to better results at school.”

-> Main idea của đoạn văn này là hậu quả của việc xem tivi quá nhiều nhưng chốt lại bằng hướng giải quyết: Chỉ có 1 tivi, và chỉ để ở phòng khách và kết quả: better results at school.

8. Công thức giúp Writing IELTS hiệu quả

Cả nhà có thể vẽ ra thành 1 sơ đồ (mindmap) trong quá trình brainstorm ideas để dễ sắp xếp ý

Trong phần thi viết IELTS, thí sinh được yêu cầu viết hai bài trong đó bài đầu tiên là phân tích biểu đồ và bài thứ hai là viết theo chủ đề. Thời gian qui định cho hai bài viết này là 60 phút, trong đó 20 phút được dành ra để phân tích biểu đồ và 40 phút còn lại để viết theo chủ đề

Trong phần thi viết IELTS, thí sinh được yêu cầu viết hai bài trong đó bài đầu tiên là phân tích biểu đồ và bài thứ hai là viết theo chủ đề. Thời gian qui định cho hai bài viết này là 60 phút, trong đó 20 phút được dành ra để phân tích biểu đồ và 40 phút còn lại để viết theo chủ đề

Lời khuyên được gói gọn trong công thức sau: 5 – 30 – 5

Công thức này có nghĩa là gì? Đó là 5 phút đầu lập dàn ý, 30 phút tiếp theo viết bài và 5 phút cuối kiểm tra đọc lại bài.

Rất nhiều thí sinh IELTS có thói quen bắt tay vào viết bài ngay sau khi đọc đề bài và họ thường không kiểm soát được những ý mà mình viết ra trong bài.

Ngoài ra, những bài viết như thế này còn có thể dẫn đến tình trạng viết lan man và hậu quả là thời gian làm bài hết nhưng bài viết chưa được hoàn thành. Để tránh những rủi ro này, các bạn nên dành ra 5 phút đầu tiên để lập dàn ý. Trong dàn ý này, các bạn ghi những ý chính mà bạn muốn viết cho phần mở bài, phần thân bài và kết luận. Để tiết kiệm thời gian, các bạn chỉ nên gạch đầu dòng những ý chính thay vi viết ra cả câu như một số thí sinh vẫn hay làm.

Sau khi lập dàn ý xong, bạn nên dành ra 30 phút tiếp theo để viết bài. Trong 30 phút này, bạn nên dành ra khoảng 5 phút đầu tiên để viết phần mở bài, 20 phút cho phần thân bài và 5 phút cuối cùng cho phần kết bài. Cuối cùng nhưng cũng rất quan trong, bạn nên đọc lại bài của mình để kiểm tra, phát hiện và sửa chữa những lỗi ngữ pháp, từ vựng và đánh vần không đáng có.

Mở bài

Đối với phần mở bài, các bạn nên đọc kĩ đề bài để hiểu rõ yêu cầu bài viết là gì (nêu ra quan điểm của mình, đồng tình hay không đồng tình, nêu ra nguyên nhân và cách giải quyết) và nói rõ hướng đi bài viết của bạn là gì. Ví dụ, nếu đề bài hỏi bạn đồng tình hay không với ý kiến đưa ra trong đề bài, câu cuối cùng của phần mở bài thường được dùng để nói với người đọc bài là bạn đồng tình hay không với ý kiến đó.

Trong phần lập dàn ý, các bạn chỉ nên gạch 2 đến 3 đầu dòng là nhiều để tránh tình trạng viết dài dòng, lan man. Mỗi đầu dòng là tóm tắt của mỗi câu bạn viết trong phần mở bài. Gạch đầu dòng đầu tiên có thể là tóm tắt của câu giới thiệu về chủ đề bạn sẽ viết.

Gạch đầu dòng thứ hai có thể là tóm tắt của câu đề cập đến ý kiến được đưa ra trong đề bài hay nói cách khác là bạn viết lại ý kiến đưa ra theo đề bài bằng từ ngữ riêng của minh (trong tiếng Anh gọi la paraphrase). Gach đầu dòng cuối cùng được dùng để nêu ra quan điểm của riêng bạn đối với ý kiến đưa ra trong đề bài. Các bạn nên dành ra khoảng 1 phút cho phần lập dàn ý mở bài.

Thân bài

Trong phần thân bài, các bạn nên dành ra khoảng 3 phút cho phần lập dàn ý thân bài. Rất nhiều thí sinh nghĩ ra được vô số ý tưởng và họ viết hết ý này đến ý khác. Tuy nhiên, các bạn chỉ nên viết tối đa 2 đến 3 ý cho phần thân bài của mình vì hai lí do chính. Thứ nhất là các bạn sẽ kiểm soát được thời gian qui đinh viết bài tốt hơn thay vì phải viết cấp tốc khi có quá nhiều ý.

Thứ hai là bạn sẽ có thời gian đầu tư vào chất lượng bài viết của mình hơn. Bài viết không nhiều ý nhưng chất lượng bài viết tốt luôn luôn được điểm cao hơn là bài viết nhiều ý nhưng viết ẩu, sai nhiều lỗi và dài dòng.

Trong phần dàn ý của bạn chỉ nên có 2 đến 3 gạch đầu dòng chính là những ý chình của phần thân bài. Các bạn chi nên dùng 3 đển 5 từ trong phần gạch đầu dòng này để tóm tắt ý chính. Làm như thế này sẽ giúp các bạn tiết kiệm thời gian và quan trong hơn là phần lập dàn ý sẽ dễ nhìn hơn.

Nếu bạn dùng quá nhiều từ ngữ để tóm tắt ý chính, các bạn sẽ khó tìm được đâu là từ khóa khi bạn nhìn lại dàn ý của mình để viết phần thân bài. Ở mỗi ý chính trong dàn ý của bạn, bạn cần viết tóm tắt những ý phụ để giải thích, bổ sung hay mở rộng ý chính của mình. Nếu bạn không có ý phụ này, bài viết của bạn sẽ không có tính thuyết phục và logic cao.

Trong khi viết phần thân bài, mỗi ý chính sẽ được viết ra trong mỗi đoạn văn thay vì nhiều ý chính trong cùng một đoạn văn.Viết như thế này sẽ làm cho bài của bạn dễ đọc hơn và dễ theo dõi hơn.

Trong mỗi đoạn văn, câu đầu tiên thường là câu giới thiệu ý chính để người đọc biết được ngay là bạn sẽ viết về cái gì và từ đó sẽ cảm thấy bài viết của bạn mạch lạc, trôi chảy hơn. Từ câu thứ hai trở đi của đoạn văn, bạn sẽ nêu ra những ý phụ (supporting ideas) để dẫn giải, đưa ra ví dụ cụ thể để bổ sung cho ý chính của bạn.

Nếu muốn bài viết của bạn có tính logic cao, bạn nên kết hợp sử dụng những cụm từ nối (linking words) trong phần thân bài ở đầu mỗi đoạn văn và đan xen trong đoạn văn ví dự như:

Kết luận

Trong phần kết luận, bạn cũng chỉ cần viết 3 đến 4 câu. Các bạn nên viết 1 câu tóm tắt những ý chính mà bạn nêu ra ở phần thân bài. Câu thứ hai tóm tắt quan điểm của bạn đối với chủ đề được đưa ra trong đề bài. Mấy câu cuối cùng có thể được dùng để đưa ra một vài ý hay phỏng đoán liên quan đến chủ đề được đưa ra trong bài thi.

Kiểm tra lại bài

Trong 5 phút cuối cùng, bạn nên kiểm tra lại bài viết cùa mình về mặt ngữ pháp, từ vựng và đánh vần để kịp thời phát hiện và sửa lỗi sai. Rất nhiều thí sinh bỏ qua kĩ năng này và mắc phải những lỗi sai không đáng có và bị mất điểm đáng tiếc. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn làm bài viết thứ hai trong phần thi viết IELTS hiệu quả hơn.

Hy vọng bài viết 8 Cách phát triển ý cho bài thi IELTS Writing sẽ giúp bạn ôn luyện thi IELTS tốt nhất. Nếu có câu hỏi bạn cứ bình luận bên dưới nhé.

Xem thêm:

Từ vựng tiếng Anh về quần áo trong tiếng Anh

Hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký – Chứng từ

NO COMMENTS