Home Học tiếng anh CÂU MỆNH LỆNH TRONG TIẾNG ANH VÀ CÁCH ĐÁP LẠI CÂU MỆNH...

CÂU MỆNH LỆNH TRONG TIẾNG ANH VÀ CÁCH ĐÁP LẠI CÂU MỆNH LỆNH

0
940

Vậy là series tiếng Anh giao tiếp của Eng4 đến nay đã đi được nửa chặng đường rồi!

Nếu như bài trước các bạn đã được học về lời mời thì hôm nay, nội dung bài sẽ xoay quanh câu yêu cầu, đề nghị trong tiếng Anh và cách đáp lại các câu đề nghị, câu mang tính yêu cầu này nhé.

Các bạn đừng nhầm lẫn giữa “lời mời”, “lời đề nghị” và “lời yêu cầu” nhé, vì lời mời không bắt buộc bạn phải thực hiện hành động, trong khi lời yêu cầu thì có và với mức độ khẩn thiết hơn. Thú vị là đôi khi lời yêu cầu cũng được dùng như một lời mời đấy. Vậy, làm thế nào để yêu cầu hay đáp lại yêu cầu đó đây?

1 – CÂU MỆNH LỆNH, CÂU ĐỀ NGHỊ TRONG TIẾNG ANH 

Hầu hết các câu yêu cầu, mệnh lệnh đều sử dụng kiểu câu mệnh lệnh thức với dạng:

Verb + …., (please)!

Các câu này thường dùng trong các trường hợp đời sống, và thường là người cấp trên ra lệnh cho cấp dưới, hoặc người lớn tuổi hơn ra lệnh. Trong nhiều trường hợp, các câu này được coi là không trang trọng. Để thêm trang trọng, bạn có thể thêm từ “please” vào trước hoặc sau câu nhé.

Tuy nhiên, bạn cũng nên biết những cách yêu cầu thật lịch sự để khỏi làm phật ý người đối diện nhé! Một vài cấu trúc có thể là:

Can you please turn off the radio? (Bạn có thể tắt đài đi được không?)

Will you help me with my luggage? (Bạn sẽ giúp tôi xử lý chiếc hành lý này chứ?)

Would you mind making a cup of coffee for me?( Em có phiền nếu pha một cốc cà phê cho anh không?)

Yêu cầu là thế, vậy nếu muốn đưa ra lời đề nghị thì sử dụng cấu trúc nào đây?

Would you mind if I helped you to do this exercise? / Do you mind if I help you to do this exercise? (Bạn có phiền không nếu tôi giúp bạn làm bài tập này?)

Would you like me to turn down the volume of the headphone? (Bạn có muốn tôi giảm nhỏ âm lượng tai nghe không?)

(Hãy… / Tại sao chúng ta không….? / Thế còn việc …. Thì sao nhỉ?)

How about reading this scientific book? (Còn việc đọc cuốn sách khoa học này thì sao nhỉ?)

LƯU Ý: 4 cấu trúc trên thường được dùng với mục đích rủ rê ai đó làm gì cùng mình, hơn là đưa ra lời đề nghị. Nhưng như đã nói, lời đề nghị đôi khi cũng được dùng như một lời mời, nên trong trường hợp này chúng ta có thể dùng nhé!

2 – ĐÁP LẠI CÂU YÊU CẦU

Bạn có thể chấp nhận, hay từ chối một lời yêu cầu đề nghị.

Câu trên tốt nhất nên dùng với bạn bè thân thiết hay trong các ngữ cảnh thân mật khác.

NO COMMENTS