Home Học tiếng anh Cách Luyện Nghe Tiếng Anh Hiệu Quả (Phương Pháp DEEP LISTENING)

Cách Luyện Nghe Tiếng Anh Hiệu Quả (Phương Pháp DEEP LISTENING)

0
1025

Trong bài viết này, Eng4 sẽ tiết lộ với bạn 1 phương pháp luyện nghe tiếng Anh “độc đáo”, được nhiều nước tiên tiến trên thế giới sử dụng và tạo ra những kết quả đột biến.

Phương pháp này áp dụng được cho cả những người mới bắt đầu nghe tiếng Anh và những người đã nghe tiếng Anh tốt cần nâng cao điểm số trong các kỳ thi chứng chỉ TOEIC, IELTS, TOEFL.


Mục Lục Bài Viết:

 

1.

 

2.

 

3.

 

4.

 

5.

 

6.

 

7.

 

8. Lời Kết


Cách Luyện Nghe Tiếng Anh “Độc Đáo” 

DEEP LISTENING

Phương pháp luyện nghe tiếng Anh mới nhất trên thế giới – Deep Listening. Trước khi bắt đầu học tiếng Anh theo phương pháp này, chúng ta cùng tìm hiểu về “Deep Listening” nhé:

Deep Listening là gì?

Deep Listening (hay Deep Listening Technique) là Kỹ Thuật Luyện Nghe Sâu. Hiểu đơn giản là NGHE CHỦ ĐỘNG (Active Listening), nó khác hoàn toàn so với phương pháp Nghe Thụ Động (Passive Listening). Xem hình bên dưới để biết sự khác nhau giữa 2 phương pháp nghe này:

Active Listening & Passive Listening

Trước đây, chúng ta thường nghe rất nhiều về việc Nghe Thụ Động – mọi người truyền tai nhau “bí kíp” nghe không cần hiểu, tắm tiếng Anh, nghe trong lúc ngủ…nhưng SỰ THẬT là nó KHÔNG CÓ TÁC DỤNG GÌ CẢ, đây là 1 phương pháp hoàn toàn sai lầm.

Hãy thử tưởng tượng, bạn muốn học tiếp Ai Cập. Bạn mở audio các đoạn hội thoại tiếng Ai Cập, bạn mở suốt ngày, nghe không cần hiểu, nghe trong lúc ngủ…rồi sau 10 năm nữa bạn có nói được tiếng Ai Cập không?…NOOOOOO!!!!!

Chính vì vậy, phương pháp “Luyện Nghe Sâu” ra đời. Phương pháp này giúp bạn NGHE & HIỂU, âm thanh đi vào não lặp đi – lặp lại nhiều lần, với cùng một cấu trúc trong nhiều ngữ cảnh khác nhau.

3 Bước Luyện Nghe Tiếng Anh Hiệu Quả Theo PP DEEP LISTENING

Sự Khác Nhau Giữa Việc Nghe Bị Động và Nghe Chủ Động (Nghe Sâu)

Bước 1: Chọn Tài Liệu Luyện Nghe

Tìm các đoạn hội thoại chuyên về giao tiếp. Đặc biệt, bạn nên chọn các chủ đề theo sở thích của mình, thì việc nghe sẽ rất hứng thú và tăng hiệu quả lên rất nhiều lần. Nếu chưa biết chọn tài liệu nào phù hợp với mình, bạn có thể sử dụng TÀI LIỆU NÀY để luyện nghe mỗi ngày nhé.

Bước 2: Hiểu Trước Khi Nghe

Điểm khác biệt của phương pháp này (so với nghe thụ động) đó là bạn cần HIỂU TRƯỚC KHI NGHE. Bạn cần LẮNG NGHE để hiểu nội dung, ngữ cảnh, sau đó bạn chuyển sang bước tiếp theo là nghe không cần tập trung nữa.

Bước 3: Nghe Mọi Lúc Mọi Nơi

Sau khi bạn đã hiểu đoạn hội thoại / đoạn văn, lúc này bạn có thể mở lên nghe mọi lúc mọi nơi. Và nghe những lúc không cần tập trung nhiều như khi bạn đang làm việc nhà: quét nhà, rửa chén, giặt đồ, tập thể dục…bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian.

Dần dần bạn sẽ hình thành 1 thói quen, bạn sẽ cảm thấy việc học tiếng Anh vô dùng nhẹ nhàng và dễ dàng. Thuỷ đã áp dụng và thấy vô cùng hiệu quả, khả năng nghe được cải thiện rất nhiều.

7 Trang Web Luyện Nghe Tiếng Anh Miễn Phí Tốt Nhất

1. TED-Ed Website

TED-Ed Website

Bạn chắc chắn không thể bỏ qua kênh Giáo dục vô cùng nổi tiếng này của TED. Website cung cấp rất nhiều video về các kiến thức thực tế được minh họa bằng hình ảnh vô cùng sống động và truyền cảm hứng không những giúp bạn nâng trình luyện nghe tiếng Anh mà còn giúp bạn tăng vốn từ vựng chuyên ngành.

Đặc biệt, TED talks còn là kho tàng những bài phát biểu đầy cảm hứng của các diễn giả nổi tiếng khắp thế giới. Vừa nghe tiếng Anh với các giọng khác nhau, vừa tìm động lực cho cuộc sống. Thật không còn gì tuyệt vời hơn!

2. VOA learning English

Đây là chuyên trang luyện nghe nói tiếng Anh dành cho bạn. VOA Learning English cơ bản chỉ sử dụng một bộ từ vựng khoảng 1600 từ thông dụng nhất. Các bản tin trên VOA được phát thanh viên nói với tốc độ khá chậm, sử dụng các câu tương đối ngắn, đơn giản, không chứa các thành ngữ.

Bạn nên bắt đầu với những bản tin về giáo dục, sức khỏe, kinh tế, công nghệ, vì chúng được đọc với tốc độ và giọng đọc chuẩn nhất, khẩu hình miệng rõ ràng, chính xác.

3. BBC Learning English

BBC Learning English – 6 Minute English

Đây là trang web luyện nghe nói tiếng Anh giao tiếp cũng qua tin tức, thuộc đài BBC của Anh. Tương tự như VOA của Mỹ, website này được thiết kế dành cho người học ở nhiều cấp độ.

Sử dụng những video tin tức về mọi lĩnh vực của đời sống như kinh tế, văn hóa – xã hội, thể thao, giải trí,.. Trang web này không chỉ giúp bạn tăng khả năng nghe – nói mà còn cung cấp thêm rất nhiều kiến thức chuyên ngành hữu ích cho bạn.

4. Spotlight

Spotlight English English Listening

5. StudyPhim

StudyPhim Website

Đây là trang web cực kỳ hữu ích cho việc luyện nghe tiếng Anh giao tiếp. Bằng việc luyện nghe tiếng Anh qua phim phụ đề song ngữ, bạn sẽ nhanh chóng tăng khả năng giao tiếp từ những đoạn hội thoại thực tế diễn ra trong cuộc sống.

Tuy nhiên, bạn phải trả một khoản phí khoảng 300,000 VNĐ/ năm để có thể xem được hết tất cả các bộ phim có trên website này.

6. British Council

British Council LearnEnglish Kids

7. 6 Minute English

BBC Learning English – 6 Minute English

7. Youtube

Đây thật sự là một kênh vô cùng quen thuộc với tất cả chúng ta đúng không? Không chỉ là kho tàng âm nhạc, tin tức, phim ảnh mà nó còn là nơi để chúng ta luyện tập tiếng Anh miễn phí.

Top 6 Phần Mềm Luyện Nghe Tiếng Anh Trên Điện Thoại

#1. TED Talks

Phần Mềm Luyện Nghe Tiếng Anh – TED-Ed App

#2. Spotlight English: English Listening

Phần mềm luyện nghe tiếng Anh trên điện thoại: Spotlight English App

#3. BBC Learning English

Ứng dụng luyện nghe tiếng Anh trên điện thoại: BBC Learning English App

#4. LearnEnglish Kids

App luyện nghe tiếng Anh trên iphone & android: British Council

#5. LyricsTraining

Phần mềm luyện nghe tiếng anh trên iphone: LyricsTraining App

App này là kho tàng “lyric” cho những bạn yêu âm nhạc. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm lời để học tiếng Anh qua bài hát mà bạn yêu thích. Đồng thời app còn tích hợp các trò chơi cho từng trình độ giúp bạn học dễ dàng và thuận tiện hơn.

Hiện nay LyricsTraining cũng đã có ứng dụng cho điện thoại trên hệ điều hành android và ios, bạn có thể luyện tập mọi lúc mọi nơi với chiếc điện thoại của mình.

Luyện Nghe Tiếng Anh Theo Chủ Đề Như Thế Nào?

Bước 1: Phát Triển Từ Vựng Tiếng Anh Theo Chủ Đề

Phát triển từ vựng là bước đầu tiên bắt buộc phải có. Bạn cần 1 lượng từ vựng tiếng Anh nền tảng để nghe và nói tiếng Anh tốt hơn.

Có rất nhiều chủ đề từ vựng khác nhau, bạn có thể tham khảo danh sách bên dưới. Sau đó, chọn cho mình 1 chủ đề bạn yêu thích để học.

Ngoài ra, có một cách học từ vựng Thông Minh hơn. Phương pháp này kết hợp đồng thời luyện nghe vào học từ vựng, giúp bạn tiết kiệm thời gian và sử dụng được các từ vựng đã học ngay lập tức.

1. Từ vựng tiếng Anh về chủ đề Động vật
2. Từ vựng tiếng Anh về chủ đề Con người
3. Từ vựng tiếng Anh về chủ đề Thực vật
4. Từ vựng tiếng Anh về chủ đề Ẩm thực
5. Từ vựng tiếng Anh về chủ đề Đời sống
6. Từ vựng tiếng Anh về chủ đề Học thuật
7. Từ vựng tiếng Anh về chủ đề Địa điểm
8. Từ vựng tiếng Anh về chủ đề Giao thông
9. Từ vựng tiếng Anh về chủ đề Học tập
10. Từ vựng tiếng Anh về chủ đề Thể thao
11. Từ vựng tiếng Anh về chủ đề Du lịch
12. Từ vựng tiếng Anh về chủ đề Thời trang
13. Từ vựng tiếng Anh về chủ đề Giải trí
14. Từ vựng tiếng Anh về chủ đề Nghệ thuật
15. Từ vựng tiếng Anh về chủ đề Màu sắc

Bước 2: Thực Hành Các Bài Luyện Nghe Theo Mẫu

Sau khi bạn đã có lượng từ vựng căn bản, hãy bắt đầu ngay với các bài luyện nghe theo mẫu. Việc nghe theo mẫu giúp bạn dễ lặp lại, dễ nhỡ và thực hành theo.

Đây là một cách hiệu quả để giúp cho việc nói tiếng Anh ở bước tiếp theo dễ dàng hơn.

Mẫu Câu 1: I Used To…
Mẫu Câu 2: I’m Good At…
Mẫu Câu 3: I Think I Should…
Mẫu Câu 4: I’ll Help You…
Mẫu Câu 5: I’m Sorry To…
Mẫu Câu 6: I’m Calling To…
Mẫu Câu 7: I Fell Like…
Mẫu Câu 8: I’m Thinking Of…
Mẫu Câu 9: I Promise Not To…
Mẫu Câu 10: I Don’t Have Time To…
Mẫu Câu 11: I Was About To…
Mẫu Câu 12: I Wanna…
Mẫu Câu 13: I Would Like To…
Mẫu Câu 14: I Have To…
Mẫu Câu 15: I Have…

Bước 3: Tập Luyện Nói Tiếng Anh Theo Chủ Đề

Đây là bước cuối cùng, để hoàn thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của bạn. Luyện tập nói tiếng Anh mỗi ngày là cách nhanh nhất để cải thiện kỹ năng nghe.

Dưới đây là các mẫu câu luyện nói để bạn thực hành mỗi ngày:

1. Luyện nói tiếng Anh theo chủ đề: Gặp mặt lần đầu
2. Luyện nói tiếng Anh theo chủ đề: Gặp gỡ tình cờ
3. Luyện nói tiếng Anh theo chủ đề: Vui mừng Hạnh phúc
4. Luyện nói tiếng Anh theo chủ đề: Lo lắng, Buồn chán
5. Luyện nói tiếng anh theo chủ đề: Chia sẻ, Cảm thông
6. Luyện nói tiếng Anh theo chủ đề: Cảm ơn, Xin lỗi
7. Luyện nói tiếng Anh theo chủ đề: Tại rạp chiếu phim
8. Luyện nói tiếng Anh theo chủ đề: Tại hiệu chụp ảnh
9. Luyện nói tiếng Anh theo chủ đề: Tại tiệm làm đẹp
10. Luyện nói tiếng Anh theo chủ đề: Đi ăn nhà hàng
11. Luyện nói tiếng Anh theo chủ đề: Đi mua sắm
12. Luyện nói tiếng Anh theo chủ đề: Nói lời khẳng định
13. Luyện nói tiếng Anh theo chủ đề: Đề nghị – xin phép
14. Luyện nói tiếng Anh theo chủ đề: Phán đoán và ý kiến
15. Luyện nói tiếng Anh theo chủ đề: Kinh doanh

Bonus 1: Thử Nghe Các Chủ Đề Tiếng Anh Giao Tiếp Hàng Ngày

Trong quá trình thực hành nghe nói mỗi ngày, hãy thử làm quen với các chủ đề giao tiếp hàng ngày để hoàn thiện kỹ năng giao tiếp nhanh nhất.

Dưới đây là các chủ đề thông dụng bạn có thể tham khảo:

1. Tiếng Anh Giao tiếp chủ đề: Gia Đình
2. Tiếng Anh Giao tiếp chủ đề: Nhà Hàng
3. Tiếng Anh Giao tiếp chủ đề: Du Lịch
4. Tiếng Anh Giao tiếp chủ đề: Bạn Bè
5. Tiếng Anh Giao tiếp chủ đề: Khách Sạn
6. Tiếng Anh Giao tiếp chủ đề: Sở Thích
7. Tiếng Anh Giao tiếp chủ đề: Mua Sắm
8. Tiếng Anh Giao tiếp chủ đề: Nghỉ Lễ
9. Tiếng Anh Giao tiếp chủ đề: Thể Thao
10. Tiếng Anh Giao tiếp chủ đề: Thực Phẩm
11. Tiếng Anh Giao tiếp chủ đề: Thời Tiết
12. Tiếng Anh Giao tiếp chủ đề: Nghề Nghiệp / Sự Nghiệp
13. Tiếng Anh Giao tiếp chủ đề: Quần Áo
14. Tiếng Anh Giao tiếp chủ đề: Quán Cafe
15. Tiếng Anh Giao tiếp chủ đề: Thời Trang

Bonus 2: Nâng Cao Khả Năng Với Luyện Nghe Toeic

Để luyện nghe Toeic hiệu quả, dưới đây là 4 bộ sách bạn nên tham khảo:

1. Tactics For Listening
2. Longman New Real Toeic
3. Listen In
4. Listen Carefully

Công Thức Luyện Nghe Tiếng Anh Cơ Bản (10 Bước)

1. Chuẩn Bị: Chọn Bài Nghe Tiếng Anh Phù Hợp

Như đã nói ở trên, việc chọn bài nghe phù hợp với trình độ tiếng Anh của bản thân là cực kỳ cần thiết. Nếu bạn là người mới bắt đầu (beginner) hoặc ở mức trung cấp thấp (low intermediate), hãy chọn bài nghe khoảng 1-2 phút, tốc độ chậm, giọng chuẩn như giọng ở các chương trình tin tức, các bài nghe trong các audio ở các chương trình học tiếng Anh; điều này tránh cho bạn cảm giác chán nản, choáng ngợp khi thấy nội dung bài khó và nhiều từ mới. Nếu bạn đang ở mức cao cấp (advanced learners), bạn có thể chọn bài nghe dài 5-10 phút thậm chí là hơn với tốc độ nhanh hơn, hoặc bằng với tốc độ người bản xứ giao tiếp thông thường.

Hãy đảm bảo rằng các bài nghe đó đều có transcript để kiểm tra lại kết quả sau khi nghe, đây chính là cơ sở giúp bạn biết được mình đang ở đâu, cần làm gì tiếp theo đồng thời nó cũng khơi gợi động lực, cảm hứng “chiến đấu” tiếp khi bạn đạt được thành công nho nhỏ nào đó.

2. Tiến Hành: Từng Bước Bắt Đầu Luyện Nghe

Bước 1: Nghe toàn bộ Audio

Nghe toàn bộ audio, không nhìn vào transcript, không dừng lại. Thủy biết, có thể lúc này bạn chẳng hiểu gì. Đừng cuống, hãy cứ thả lỏng cơ thể, thư giãn đầu óc chuẩn bị bước tiếp theo. Đây mới chỉ là sự khởi đầu thôi mà.

Bước 2: Nghe tập trung

Nghe lại toàn bộ audio, cố gắng tập trung, đừng để bị sao nhãng bằng bất cứ âm thanh nào khác. Khi bạn để cho tâm trí được thoải mái, không bị hoảng hốt, thông tin sẽ dễ dàng ngấm vào đầu hơn.

Ghi nhanh lại bất cứ thông tin, từ, cụm từ nào bạn có thể nghe được ra giấy. Có thể sử dụng chữ viết tắt hoặc kỹ năng tốc ký (note-taking) để ghi lại được nhiều thông tin nhất có thể. Bạn đã có thể mờ mờ đoán được các ý chính và nội dung bài nghe chưa?

Bước 3: Dừng lại Audio 5 giây/lần

Nghe lại audio, nhưng lần này hãy dừng lại audio 5s/ lần.

Sau mỗi lần dừng, hãy ghi lại những gì bạn vừa nghe được, nhớ được ra giấy, chỗ nào chưa nghe rõ hãy để trống vừa đủ. Cố gắng ghi chép một cách tốt nhất có thể, ngay cả những chi tiết nhỏ như “s”, “es”, “ed”, “the”, “in”, “on”, số đếm, số thứ tự,…

Khi hoàn tất khâu trên, hãy đọc qua lại tất cả những gì bạn vừa thu được.

Nếu bạn không hiểu gì, không sao cả! Vì đó chưa phải là bài hoàn chỉnh, nhưng Thủy chắc chắn bạn đã ít nhất đoán được chủ đề của bài nghe.

Bước 4: Ghi lại những gì bạn nghe được

Lặp lại bước 3. Kiểm tra lại những gì bạn đã ghi được đồng thời hoàn thành nốt những gì bạn chưa kịp ghi lại trong lần đầu.

Bước 5: Đọc lại bản ghi chép

Đọc lại bản ghi chép của bạn một lần nữa, cố gắng hoàn thành những câu còn trống bằng cách sử dụng kiến thức về từ vựng, ngữ pháp của mình.

Bước 6: Tiếp tục nghe lại audio

Và hoàn thiện bản ghi chép của bạn.

Bước 7: Nghe lại toàn bộ và kiểm tra

Nghe lại toàn bộ audio 1 lần đồng thời kiểm tra lại những gì bạn ghi được.

So sánh kết quả:

Bước 8: Chú ý những từ vựng mới

Sau khi đã hoàn tất bước 7, nghe lại audio lần nữa, chú ý những từ mới và những từ bạn chưa nghe được hoặc nghe sai.

Bước 9: Tập trung vào nội dung ý nghĩa

Cất tờ giấy ghi chép đi.

Nghe lại audio lần cuối cùng và tập trung vào nội dung ý nghĩa của đoạn đó.

Sau khi kết thúc, có thể tự đặt câu hỏi và trả lời về nội dung của bài nghe, dựa trên các câu hỏi về: What? When? Who? Where? How?

Tự ghi chú lại những mẫu câu, từ mới để sử dụng trong giao tiếp sau này.

Bước 10: Nghe lại sau một tuần

Sau khoảng 1 tuần, hãy nghe lại bài nghe này và kiểm tra xem bạn nhớ được những gì bạn từng học được.

Nếu không có sự ôn luyện lại, thông tin sẽ chỉ được lưu lại ở vùng nhớ tạm, rất nhanh quên. Bởi vậy, không nên tham quá nhiều cái mới, hãy cứ học đến đâu, chắc đến đó!

Sau khi nắm trong tay công thức rồi, nếu muốn đạt được hiệu quả cao, nhanh chóng lên trình “luyện tai”, bạn cần biết áp dụng những bí quyết sau nữa:

Những Lưu Ý Khi Luyện Nghe Tiếng Anh Cho Người Mới Bắt Đầu

1. Phân bổ thời gian hợp lý

Khi mới bắt đầu luyện nghe tiếng Anh giao tiếp, các bạn thường cho là nghe càng nhiều càng tốt, cứ rảnh là nghe. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Bạn không nên tập trung nghe một lần mấy tiếng liền. Như thế sẽ rất mệt và nản do khối lượng thông tin quá nhiều.

Theo nghiên cứu, trung bình, các bạn nên dành ra 3-5 tiếng mỗi ngày để nghe tiếng Anh; phân bổ thời gian đều trong ngày, tránh nghe tập trung dồn dập. Khi làm những việc không cần đến suy nghĩ, bạn có thể chọn nghe những bài dễ, ví dụ như những bài hát, bài thơ,..

Luyện nghe cũng như những việc khác, cần có sự kiên trì mới có thể thấy được kết quả. Bạn cần duy trì lộ trình của mình trong ít nhất 6 tháng liền với 2-3 tiếng nghe mỗi ngày mới có thể thấy được sự tiến bộ. Không nên cách quãng hay bỏ dở, như vậy không những chắc chắn trình độ nghe không thay đổi mà còn hao phí thời gian công sức bạn đã bỏ ra ban đầu.

2. Lặp lại bài nghe nhiều lần

Chúng ta thường thích cái mới và dễ xem nhẹ những gì đã trải qua. Bạn có bao giờ nghe lại những bài mình đã từng nghe trước kia? Bạn có thường xuyên ôn luyện những kiến thức đã tích lũy được từ bài nghe đó? Hầu hết chúng ta bỏ qua bước quan trọng này.

Thông tin muốn được lưu trữ lâu trong bộ não thì cần có những hoạt động nhắc nhớ thường xuyên, di chuyển lượng thông tin đó từ vùng trí nhớ tạm đến vùng trí nhớ dài hạn.

Đối với những bài nghe ngày hôm nay, hãy nghe lại chúng vào 5 ngày, 1 tuần và 1 tháng sau. Nếu sau khi nghe lại vào khoảng thời gian 1 tháng sau mà bạn vẫn có thể hiểu được hết nội dung, nhớ được hết từ mới, cách phát âm, cách lên xuống giọng thì khi đó, bạn đã thật sự nhớ được bài này và có thể tiến hành các bước tiếp theo.

3. Bổ sung vốn từ vựng cho bản thân

Luyện nghe không chỉ đơn giản là luyện tai mà còn là khâu quan trọng giúp bạn hoàn thiện 3 kỹ năng còn lại. Hãy ghi chép lại những từ mới, cấu trúc mới, cách đàm thoại của nhân vật trong mỗi câu chuyện. Đây chính là cách giúp bạn làm giàu vốn từ vựng đồng thời nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh thực tế.

Lượng từ vựng bạn có thể gặp khi nghe tiếng Anh là khá lớn. Vì vậy, bạn cũng cần xây dựng một lộ trình phù hợp để có thể học hết được khối lượng kiến thức đó, tránh để dồn đọng, hoặc chỉ ghi chép lại để đó mà không ngó ngàng đến.

4. Lựa chọn những bài nghe thích hợp

Khi mới bắt đầu luyện nghe tiếng Anh, những chủ đề không khiến bạn hứng thú rất dễ gây ra sự nhàm chán, hiệu quả học tập không cao. Hãy chọn lọc những bài nghe về các chủ đề mà bạn ưa thích, ví dụ như chủ đề du lịch, các chương trình truyền hình, hay các bộ phim sẽ tạo cảm hứng nhiều hơn.

Tuy nhiên dù là chủ đề nào cũng cần nghe từ dễ đến khó, bạn không cần cố gắng nỗ lực quá nhiều trong những bài nghe đầu tiên. Bên cạnh đó, bạn có thể điều chỉnh tốc độ bài nghe ở mức chậm, sau đó nhanh dần và cuối cùng là tốc độ tự nhiên như người bản xứ. Việc này sẽ giúp bạn tiếp cận dễ dàng hơn với những bài nghe đòi hỏi trình độ cao hơn.

5. Tắm ngôn ngữ – nên hay không?

Hầu hết chúng ta đều biết đến phương thức nghe “tắm ngôn ngữ” đã từng rất nổi tiếng trước kia. Nhưng có một sự thật là, cách học này được nghiên cứu và áp dụng cho trẻ em – đối tượng tiếp thu chủ yếu dựa vào tiềm thức. Đối với người trưởng thành, ý thức của chúng ta đã phát triển mạnh hơn, do đó nghe thụ động khó có thể mang lại hiệu quả mong muốn.

Khi nghe trong vô thức, bộ não của chúng ta không tập trung xử lý thông tin, do đó những thông tin này dĩ nhiên sẽ “vào tai này ra tai khác”, khó có thể thu nạp được chút gì vào trong đầu. Bù lại, khi học một cách có ý thức, sử dụng suy nghĩ, tập trung cao độ, thông tin sẽ dễ dàng đi vào vùng trí nhớ hơn.

6. Không đọc subtitle hay transcript trước khi nghe

Với những bài nghe đầu tiên, bạn có thể cảm thấy lo lắng, thậm chí hoảng sợ vì vốn từ không nhiều, e rằng sẽ không nghe được. Hãy xóa bỏ ngay ý nghĩ này ra khỏi đầu. Bạn cần phải hiểu khi bắt đầu một thứ gì đó luôn luôn có khó khăn, nhưng vượt qua khó khăn đó mới là điều đáng quý.

Đừng vội đọc subtitle hay transcript ngay. Hãy tuân thủ các bước mà Thủy đã hướng dẫn ở trên. Nghe lần 1 chưa hiểu, nghe lại lần 2, lần 3,…tập ghi lại thông tin, đoán nghĩa của từ và suy ra nội dung của cả đoạn. Nếu làm được điều này, Thủy chắc chắn bạn sẽ cải thiện được khả năng nghe của mình và thấy được tiến triển chỉ trong vòng 2 tuần nghe liên tiếp.

7. Chọn không gian luyện tập phù hợp

Ai cũng biết không gian học tập chính là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của chúng ta. Khi luyện nghe tiếng Anh, bạn hãy cố gắng tìm cho mình một không gian yên tĩnh, kích thích sự tập trung. Ví dụ như một căn phòng gọn gàng, cách xa đường phố hoặc tiếng nói chuyện thường ngày.

Nếu có thể, hãy chuẩn bị những thiết bị nghe giống như những thiết bị nghe mà bạn hay gặp ở các kỳ thi, cụ thể là những chiếc đài cassette, nếu không có thì bạn có thể tận dụng điện thoại, máy tính, máy tính bảng,…của mình. Tuy nhiên, tốt hơn hết là bạn nên nghe loa ngoài, vì nó giống với môi trường nghe thực tế hơn, khi nghe bằng tai nghe thì những tạp âm đã gần như bị loại bỏ hết.

Đến đây thì bạn đã nhớ hết công thức luyện nghe và những lưu ý cần biết cho quá trình luyện tập chưa?

NO COMMENTS