Home Học tiếng anh Mất gốc tiếng Anh nên bắt đầu học từ đâu? Phương pháp...

Mất gốc tiếng Anh nên bắt đầu học từ đâu? Phương pháp học

0
971

Mất gốc tiếng Anh là một trong những vấn đề mà nhiều người mắc phải, phương pháp để lấy lại gốc không phải là học cấu trúc ngữ pháp đầu tiên, mà là học cách phát âm, sau đó là từ vựng, học theo một trình tự nhất định sẽ giúp bạn lấy lại được gốc tiếng Anh của bản thân mình.

Mất gốc tiếng Anh nên bắt đầu học từ đâu? Phương pháp học

Nhiều học sinh, sinh viên và những người chuẩn bị đi làm cần có bằng tiếng Anh,… chắc hẳn đang rất lo lắng, hoang mang không biết nên học từ đâu, học ở đâu là tốt nhất để lấy lại gốc tiếng Anh. Hãy đến ngay với bài viết về mất gốc tiếng Anh nên bắt đầu học từ đâu? Phương pháp học hiệu quả nhé.

I. Nguyên nhân mất gốc tiếng Anh

Mọi chuyện đều có nguyên nhân của nó. Nguyên nhân mất gốc tiếng Anh là một trong những lý do mà bạn mắc phải.

1. Rào cản tâm lý

Nguyên nhân là do bạn không thể nào vượt qua rào cản của bản thân được. Bạn mất gốc tiếng Anh mà bạn không chịu tìm ra cách giải cách, hoặc phương pháp của bạn không hiệu quả. Từ đó, mỗi lần nhìn thấy từ tiếng Anh là bạn lại lo lắng, sợ sệt và không dám đối diện với nó.

Rào cản tâm lý

Hơn nữa trong học tập, thầy cô giảng bài trong lớp có những chỗ bạn chưa hiểu nhưng bạn lại ngại và sợ nên không dám hỏi, bạn tự ti về bản thân mình nên bạn cũng ngại hỏi bài bạn bè. Hoặc bố mẹ bạn không có thời gian quan tâm đến việc học của bạn,…. những lúc như thế thì sẽ không có ai giải thích và giảng lại bài cho bạn, dần dần bạn cảm thấy tự ti về bản thân và chán ngấy với việc học tiếng Anh, việc học sẽ bị thụt lùi. Những điều đó tồi tệ đó sẽ làm bạn mất đi ý chí học tập và bạn sẽ không muốn giao tiếp với người khác.

Tình trạng này là rất nghiêm trọng, nếu bạn không tìm ra cách khắc phục sớm thì bạn sẽ bị trầm cảm, stress và thâm chí là từ bỏ việc học tiếng Anh luôn.

2. Thiếu định hướng

Nhiều bạn sẽ có thắc mắc rằng học tiếng Anh để làm gì? Và tại sao phải học tiếng Anh? Nếu những câu hỏi này mà bạn không có câu trả lời, thì chắc chắn với bạn rằng tiếng Anh của bạn sẽ không bao giờ tiến bộ được. Việc vạch ra cho bản thân một kế hoạch là một con đường dẫn đến thành công. Có kế hoạch, có mục tiêu rõ ràng, bạn mới có lý do, vì những kế hoạch, mục tiêu đó mà cố gắng, nỗ lực vượt qua nó để đạt được những điều bạn mong muốn.

3. Thiếu phương pháp

Một nguyên nhân mất gốc tiếng Anh nữa đó là học không có phương pháp, hoặc phương pháp học áp dụng chưa đúng nên không hiệu quả. Việc có cho mình một định hướng, kế hoạch thôi là chưa đủ bạn phải kết hợp với nó là phương pháp học hiệu quả.

Thiếu phương pháp học bạn cảm thấy việc học thật là chán, không có hứng thú học và sẽ xảy ra tình trạng đó là học một cách chống chế không có niềm yêu thích môn học, không tập trung vào việc học dẫn đến tình trạng không có kiến thức.

Thiếu kiên nhẫn là một yếu tố không hề kém bên cạnh đó. Làm việc gì mà không kiên nhẫn tới cùng thì làm bất cứ chuyện gì cũng sẽ không thành công. Trong việc học cũng vậy, bạn bỏ ra càng nhiều thì thành công bạn sẽ thu lại được gấp nhiều lần.

II. Xếp loại trình độ tiếng Anh

Các cấp độ này được quy chuẩn bằng với một số mức điểm của các kỳ thi cấp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế nổi tiếng như TOELF, IELTS hay là TOEIC. Nhằm đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của học viên và tiếng Anh được phân chia thành nhiều cấp độ cơ bản khác nhau.

Xếp loại trình độ tiếng Anh

Những người mất gốc tiếng Anh nên xem mình đang ở cấp độ nào để xác định tìm ra phương hướng học tập tốt nhất nhé.

1. Beginner

Là cấp độ tiếng Anh cơ bản đầu tiên. Ở cấp độ này bạn chỉ có thể nói vài từ và hiểu tiếng Anh một cách rất đơn giản và giới hạn từ. Hầu như là bạn chỉ có thể giao tiếp tiếng Anh cơ bản thôi.

2. High Beginne

Là cấp độ tiếng Anh thứ 2. Bạn có thể hiểu được các đoạn hội thoại tiếng Anh cơ bản hằng ngày, nếu đối phương nói tiếng Anh một cách chậm và rõ ràng.

3. Low Intermediate

Đạt được cấp độ tiếng Anh này thì bạn có thể giao tiếp tiếng Anh trong những tình huống đơn giản, quen thuộc. Nhưng vốn từ vựng và ngữ pháp của bạn sẽ bị hạn chế khá nhiều. Bạn gần như không thể giao tiếp được trong các tình huống mới.

4. Intermediate

Với trình độ Intermediate thì bạn sẽ có khả năng giao tiếp tiếng Anh với người bản xứ trong các tình huống quen thuộc. Nhưng bạn sẽ gặp khó khăn trong những tình huống giao tiếp khá mới mẻ.

5. High Intermediate

Là cấp độ tiếng Anh tiếp theo mà bạn có thể giao tiếp và hiểu được người bản xứ trong các tình huống xảy ra hàng ngày. Với mức độ này thì giáo viên đôi khi không hiểu ý bạn muốn trình bày. Và mức độ mắc lỗi về ngữ pháp cũng như cấu trúc câu sẽ dừng ở mức trung bình.

6. Low Advanced

Với với trình độ Low Advanced thì bạn có thể giao tiếp với người bản xứ trong phần lớn các tình huống giao tiếp. Hơn nữa độ chính xác về mặt ngữ pháp và sử dụng từ vựng ở mức độ này cũng sẽ rất phong phú.

7. Advanced

Advanced là trình độ tiếng Anh cao nhất trong bảng đánh giá. Bạn có thể dễ dàng sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác với người bản xứ. Cho dù trong bất kỳ tình huống và chủ đề nào.

III. Đặt ra mục tiêu

Đặt ra mục tiêu học

Việc đặt ra mục tiêu là điều vô cùng cần thiết để bắt đầu học tiếng Anh. Có mục tiêu rõ ràng, thì việc học sẽ trở nên dễ hơn và tiến gần với ước mơ của bạn hơn.

1. Xác định

Xác định một cái gì đó thì bạn chỉ cần dựa vào mục tiêu mình đã xác định để học tập theo đuổi nó thôi. Việc đặt ra mục tiêu cụ thể khi học tiếng Anh sẽ giúp bạn xác định rõ được những gì bạn muốn đạt được? Để từ đó bạn có thể có động lực bắt tay vào quá trình thực hiện và hướng tới việc hoàn thành nó dễ dàng hơn. Ví dụ bạn muốn luyện nói tốt để giao tiếp với người nước ngoài và lợi ích bạn đạt được là gì khi giao tiếp với người nước ngoài.

2. Tập trung

Làm việc gì thì chỉ cần tập trung vào một việc làm đó thôi. Ví dụ luyện nói, bạn chỉ cần luyện nói đúng với chủ đề nói, không miên man những thứ bên ngoài, không liên quan. Việc tập trung vào luyện nói sẽ giúp bạn bỏ bớt những thứ không cần thiết sang một bên. Bằng cách tập trung vào những kiến thức nhỏ hơn, bạn sẽ nhanh tiến bộ hơn và đạt được những kỹ năng rõ ràng một cách thực sự.

3. Tiết kiệm thời gian

Một trong những lợi ích của việc đặt mục tiêu đem lại là tiết kiệm thời gian, ví dụ bạn đang luyện nói thì bạn chỉ cần tìm những từ vựng liên quan đến phần nói trong chủ đề giao tiếp thôi, tránh học quá nhiều từ không liên quan và có khả năng bạn sẽ không nhớ hết số từ vựng đó.

4. Thước đo tiến bộ

Cuối cùng việc đặt mục tiêu cũng là cách để đo lường tiến bộ của bản thân. Mục tiêu giúp bạn gia tăng động lực và học được nhiều kiến thức hơn. Muốn thành thạo một ngôn ngữ bạn phải mất một khoảng thời gian khá dài. Và thật bực bội, chán nản khi bỏ ra nhiều thời gian cho một thứ gì đó, mà lại không thu được kiến thức hay kinh nghiệm gì?
Bằng cách đặt ra mục tiêu, những bạn mất gốc tiếng Anh nên bắt đầu từ đâu sẽ xác định được tiến trình mà bạn đang thực hiện. Và bạn sẽ cảm thấy thoải mái với những việc bạn đang làm.

IV. Mất gốc tiếng Anh nên bắt đầu từ đâu?

Người mất gốc tiếng Anh nên học tiếng Anh bắt đầu từ đâu? Tự học IELTS sẽ trả lời câu hỏi này cho bạn, mong rằng giúp bạn định hướng được việc học và tìm ra phương pháp học hiệu quả.

1. Học phát âm

Phát âm không đúng là một trong những điểm yếu lớn nhất của số đông người học tiếng Anh. Học phát âm là một phần cực kỳ quan trọng vì có nói đúng thì mới nghe tốt và truyền đạt ý tưởng của mình đến người nghe chính xác nhất. Đặc biệt đối với những người mất gốc hoặc mới bắt đầu học tiếng Anh, phát âm chuẩn là ưu tiên hàng đầu để tránh những lỗi sai thành thói quen xấu rất khó sửa về sau này.

Hoc phát âm

Trước khi nói hay, ta cần học cách nói đúng trước đã. Lời khuyên: Các bạn cần nắm vững Hệ thống Phiên âm Quốc tế (International Phonetic Symbols – IPS) có in đằng sau các cuốn từ điển và tập thói quen luôn luôn tra cứu phiên âm mỗi khi bắt gặp một từ mới để có thể phát âm đúng nhất. Ngoài giờ học trên lớp với các thầy cô, các bạn nên tự học phát âm ở nhà qua phần mềm Speech Solutions và tham khảo thêm phần phát âm của đĩa CD-ROM Cambridge Advanced Learners’ Dictionary được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng vi tính.

*Ghi lại giọng nói của bạn

Ghi lại giọng nói để kiểm tra bạn đã phát âm đúng chưa hay còn sai sót chỗ nào để sửa và tìm cách khắc phục lỗi sai đó.

Hãy thực hành phát âm càng nhiều càng tốt. Mẹo đầu tiên bạn có thể áp dụng đó là chuẩn bị một cái gương và nhìn vào gương để tập phát âm. Nhìn vào gương bạn sẽ thấy khuôn miệng, có thể điều chỉnh lưỡi, răng, môi cho đúng khẩu hình và lực đẩy hơi cho đúng.

Những bạn mất gốc tiếng Anh nên bắt đầu từ đâu cần thực hành càng nhiều càng tốt. Tập đọc các đoạn văn, truyện ngắn là phương pháp luyện âm siêu tốt. Vừa có thể luyện từ vừa luyện ngữ pháp siêu hay.

2. Học từ vựng theo cụm từ

Học từ vựng là một trong những bước cơ bản nhất. Bạn biết không? Người bản địa họ không học từ vựng mà họ học qua nhóm từ, cụm từ. Tương tự như vây, bạn nên học các cụm từ vựng. Ví dụ: interested (thích) thay vì học từ intersted bạn nên học cụm từ của nó là be interested in, với cách học cụm từ vựng này bạn sẽ nhớ được interested sẽ đi với giới từ gì, từ đó bạn sẽ dễ dàng đặt câu với từ interested hơn.

Học từ vựng theo cụm từ

Cách nhớ này cốt lõi là đang tự giúp bạn tạo ra được những tình huống để có thể sử dụng ngay những từ mới học. Bạn không cần thiết phải viết từ vựng ra giấy nhiều lần. Vì việc này chỉ giúp bạn nhớ được mặt từ mà thôi.

2.1. Học nhiều lần

Muốn nhớ lâu bạn phải học nhiều lần từ vựng để giúp não bộ của bạn ghi nhớ thông tin và lặp đi lặp lại quá trình thông tin đó. Bạn nên học từ vựng lặp lịa ít nhất 3 lần/ một ngày. Hơn nữa, bạn cần để ý vào cách trình bày từ vựng bằng cách sử dụng nhiều màu viết khác nhau, có thể vẽ hình hay sơ đồ theo chủ đề để dễ dàng nhớ từ vựng hơn.

Ngoài ra, bạn nên mang theo một cuốn sổ tay để ghi chép và mở ra học từ mọi lúc mọi nơi. Bạn hãy đặt cho mình mục tiêu mỗi ngày học được một số lượng từ nhất định. Và hãy ôn tập lại một cách thường xuyên sau 2 ngày, 1 tuần hoặc 1 tháng.

2.2. Học đúng trình độ

Trình độ bạn đang ở mức độ nào thì bạn học ở mức độ đó, không học cao hơn và khó hơn. Khi mới bắt đầu học bạn nên học các từ vựng cơ bản, quen thuộc nhất để có thể cảm nhận tốt nhất về những từ nên học. Bạn không cần phải cố nhồi nhét chúng vào đầu, hãy để não bộ của bạn tiếp nhận từ một cách tự nhiên nhất như vậy mới nhớ từ được lâu. Bạn có thể học qua bài hát, xem phim, sách vở, báo chí,… đó cũng là một cách học tự nhiên nhất.

2.3. Học gắn liền với cảm xúc

Cảm xúc sẽ quyết định bạn có muốn học từ tiếng Anh hay không. Nếu bạn vui thì học từ sẽ dễ nhớ hơn còn không ngược lại. Học từ qua cảm xúc ví dụ: có ai đó đưa cho bạn một trái mướp đắng và bạn không biết đó là mướp đắng, sau khi bạn nếm thử bạn thấy đắng và lập tức bạn nhổ ra ngay lập tức. Người đó nói với bạn rằng, đó là mướp đắng, nếu lần sau bạn gặp lại trái đó thì bạn sẽ biết ngay đó là mướp đắng, vì bạn đã thấy, đã nếm và biết mùi vị nó đắng thế nào thì sẽ dễ nhớ hơn đúng không. Vì não bộ của bạn sẽ nhớ rất nhiều những thông tin chi tiết có tính liên kết.

Tương tự như vậy, học tiếng Anh cũng cần có cảm xúc một trong những yếu tố góp phần làm cho việc học tiếng Anh trở nên hiệu quả hơn.

3. Ngữ pháp cơ bản cho người mất gốc

Ngữ pháp cơ bản cho người mất gốc

Sau khi đã học những cách học trên, tiếp đó bạn hãy học cấu trúc, ngữ pháp. Mặc dù trong giao tiếp không cần quá nhiều ngữ pháp, nhưng trong đề thi tiếng Anh trên lớp học điều đó là bắt buộc để viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Hãy theo dõi những phương pháp bên dưới để rõ hơn nhé.

3.1. Thì trong tiếng Anh

Những bạn mất gốc tiếng Anh nên bắt đầu học thì trong tiếng Anh. Hãy bắt đầu học 12 thì từ hiện tại đơn cho đến hiện tại hoàn thành và các biến thể của chúng. Bạn cần nắm được cấu trúc, cách sử dụng và những dấu hiệu để nhận biết. Chẳng hạn như thì hiện tại đơn. Cấu trúc của thì hiện tại đơn này đươc miêu tả như sau:

Khẳng định): S + Vs/es + O
(Phủ định): S+ DO/DOES + NOT + V +O
(Nghi vấn): DO/DOES + S + V+ O ?

(Khẳng định): S+ AM/IS/ARE + O
(Phủ định): S + AM/IS/ARE + NOT + O
(Nghi vấn): AM/IS/ARE + S + O

Và thì hiện tại đơn được sử dụng để miêu tả hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần. Và nó trở thành một thói quen thường xuyên. Thông thường thì hiện tại đơn dùng để miêu tả một chân lý vĩnh cửu. Để nhận biết thì hiện tại đơn thì trong câu thường sẽ xuất hiện những trạng từ tần suất. Chẳng hạn như always, usually, often, generally hoặc frequently,…

Bạn hãy áp dụng học 11 thì còn lại giống như ví dụ về hiện tại đơn. Hãy học tất cả 3 khía cạnh từ cấu trúc, phương pháp sử dụng và những dấu hiệu nhận biết của thì này.

3.2. Ngữ pháp về từ

Bước 2 người mất gốc tiếng Anh nên bắt đầu học ngữ pháp về từ. Giống với tiếng Việt thì trong tiếng Anh cũng thường xuất hiện những “khẩu ngữ”. Và nó khiến cho việc giao tiếp trở nên bớt nhàm chán và sinh động hơn. Có thể thấy việc học cấu trúc này không có bất kỳ đường tắt nào cả. Bởi vì chúng không tuân thủ bất kỳ một quy luật hoặc phương pháp nào đặc biệt.

Cách duy nhất là bạn học thuộc chúng mà thôi. Tuy nhiên bạn cũng có thể tham khảo một số mẹo để tăng tốc độ của việc học ngữ pháp tiếng Anh cơ bản trở nên nhanh chóng hơn. Đó là sau khi đã học qua các thì trong tiếng Anh và trang bị cho mình một chút vốn liếng về từ vựng rồi. Bạn hãy đọc qua các bài báo của nước ngoài bằng tiếng Anh. Việc đọc này sẽ giúp bạn làm quen nhiều hơn với các cấu trúc khác nhau. Từ đó cũng giúp bạn nâng cao sự hiểu biết của bản thân.

3.3. Ngữ pháp về câu

Bước cuối cùng dành cho những bạn mất gốc tiếng Anh nên bắt đầu học từ đâu, đó là học ngữ pháp về câu. Đây thực sự là một khía cạnh khó khăn trong việc học tiếng Anh. Bởi nó là sự kết hợp của thời và ngữ pháp về từ. Và để gia tăng khả năng học ngữ pháp về câu thì cách duy nhất là luyện tập. Hãy viết lại câu nói tiếng anh nhiều lần. Bởi vì việc này sẽ giúp bạn tăng phản xạ về ngữ pháp. Hơn nữa bạn cũng nên tiếp tục đọc những bài báo tiếng Anh. Và xem một vài bộ phim để hiểu rõ về cách hành văn của người bản xứ. Như thế bạn mới có thể hoàn thành việc học ngữ pháp của mình một cách có hiệu quả.

4. Luyện nghe cho người mới bắt đầu

Luyện nghe cho người mới bắt đầu

Luyện nghe là những bước tiếp theo trong việc học tiếng Anh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách nghe tiếng Anh sao cho hiệu quả nhất. Những chia sẻ về cách luyện nghe dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện được khả năng nghe một cách nhanh chóng.

4.1. Nghe toàn bộ video

Trong quá trình nghe, bạn chỉ cần tập trung làm rõ những câu hỏi.

Ví dụ như: Chủ đề bài nghe về cái gì? Có bao nhiêu ý chính và ý phụ? Ở bước nghe đầu tiên này bạn cũng không nên dừng video và nghe lại từng câu. Cứ nghe hết video từ đầu tới cuối và cố gắng nắm bắt những ý chính nhất mà bạn nghe được. Trong trường hợp bạn đã nghe từ 10-20 lần trở lên mà vẫn không nắm được ý chính thì có thể bài nghe đang quá với khả năng nghe của bạn. Bạn cần thay đổi một bài nghe dễ hơn. Để nó phù hợp với trình độ hiện tại của bạn hơn.

4.2. “Note-taking”

Ở bước này, bạn cần chuẩn bị cho mình một cây bút và tờ giấy để take note lại những ý chính trong bài. Bạn nên cố gắng nghe hết toàn bộ bài nghe. Sau đó những chỗ bạn chưa nghe rõ, bạn có thể tua lại nhiều lần để nghe cho kỹ. Bạn không cần phải viết hết được những từ trong bài nghe, bạn chỉ cần ghi ý chính nội dung thôi, vì tốc độ nghe sẽ luôn nhanh hơn tốc độ viết.

4.3. Chép chính tả

Mục đích của việc chép chính tả là giúp kiểm tra lại từ vựng, ngữ pháp tiếng Anh. Cũng như khả năng nghe chi tiết của bạn. Quá trình chép chính tả đơn giản là việc bạn dừng lại sau mỗi đoạn hoặc mỗi câu. Và bạn sẽ cố gắng ghi lại chính xác nhất những gì bạn nghe được video đã nói những gì? Việc chép chính tả cũng giúp bạn nhận ra được những lỗi phát âm, ngữ pháp hay từ vựng của mình.

4.4. Nghe và kiểm tra lại

Ở phần này, bạn nên có một bản nội dung nghe sẵn để đối chiếu lại những gì bạn đã take note, xem bạn đúng được bao nhiêu phần trăm, từ đó vạch ra kế hoạch học tập tiếp theo cho mình.

Mỗi ngày, bạn nên bỏ thời gian ra khoảng 30-1t gì đó để nghe các bài nghe và sau đó thực hành và áp dụng vào trong giao tiếp. Hiện nay, trên thị trường cũng có nhiều sách giúp bạn luyện nghe tiếng Anh ở nhà. Thêm vào đó thì internet cũng là một kho tàng thông tin mà bạn có thể tìm kiếm rất nhiều video để luyện nghe hiệu quả mà lại phù hợp với sở thích của bạn nữa.

5. Luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh

Với kỹ năng đọc hiểu này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc giao tiếp. Vì vậy, hãy cố gắng luyện tập thật kỹ phần này nhé.

Luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh

5.1. Đừng nói thầm

Đây là thói quen mà người nào mới học tiếng Anh sẽ mắc phải. Thói quen đọc thầm bạn sẽ không biết cách phát âm, đọc của mình như thế nào. Thông thường khi đọc văn bản thì trong đầu chúng ta sẽ hay tự phát ra âm tiết của con chữ mà chúng ta nhìn thấy. Lối dạy và học truyền thống đã dạy chúng ta rằng nếu nói thầm những âm tiết thì sẽ đọc nhanh hơn. Nhưng thực ra nếu bạn làm như vậy thì sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng của não bộ. Giải pháp cho vấn đề này đó là bạn hãy đọc to văn bản lên. Làm như vậy sẽ giúp bạn rèn luyện kỹ năng phát âm và nghe tiếng Anh.

Bạn sẽ phát âm sai khi đọc lần đầu tiên, không sao cả đó là cách nhận biết bạn có phát âm đúng không, để tìm ra lỗi sai sửa sẽ dễ dàng hơn. Hơn nữa bạn cũng có thể loại bỏ việc đọc thầm bằng ý thức của mình. Thay vì bạn phát thầm âm tiết thì bạn sẽ không chú ý tới âm nữa. Hãy để tâm vào nghĩa của chữ cái và văn bản. Theo cách tiếp nhận thông tin thì con người sẽ tiếp thu chữ cái bằng ánh mắt và xử lý bằng não bộ. Nhằm xác định được ý nghĩa văn bản chứ không dùng thanh quản phát âm lên. Nếu mà bạn luyện được phương pháp này thì bạn sẽ không tốn thời gian phát lên âm tiết mà vẫn hiểu được ý nghĩa của đoạn đọc hiểu.

5.2. Loại bỏ yếu tố nhiễu

Việc tìm cho mình một chỗ học tốt hơn không có tiếng ồn là một điều tuyệt vời, là một cách học hiệu quả. Hãy loại bỏ thói quen đọc bừa bãi, đọc mọi nơi mọi lúc. Hãy dành khoảng thời gian tương đối và đọc một cách nghiêm túc sẽ rất hiệu quả. Bạn cũng có thể đeo tai nghe khi đang đọc. Việc phát ra nhạc hay âm thanh dễ chịu cũng sẽ tạo cảm hứng cho việc học. Và sẽ cách ly được tiếng ồn từ môi trường bên ngoài.

Bên cạnh đó, việc bạn nghe nhạc để học tiếng Anh thì ít nhiều nó cũng ảnh hưởng đến việc học của bạn. Bạn nên chọn cho mình nhạc không lời, nhẹ nhàng để não bộ của bạn khôn phải xử lý bất cứ thông tin gì trong khi đang học tiếng Anh.

5.3. Đừng đọc từng từ một

Đọc từng từ một là thói quen đọc để lấy ý nghĩa của từ trong văn bản. Để từ đó có thể suy ra nghĩa của toàn bộ câu. Thực tế phương pháp đọc này rất mất thời gian và công sức. Vì bạn phải tốn thời gian để làm sáng tỏ ý nghĩa của từng từ một trước khi làm rõ nghĩa của cả câu.

Những người mất gốc tiếng Anh không nên áp dụng phương pháp đọc từng từ một này. Để giải quyết vấn đề bạn cần mở rộng mắt ra khi đọc. Thay vì cứ chú ý đến từng từ một thì hãy chú ý tới cả cụm từ hoặc cả câu. Mắt chúng ta thường bao quát một không gian lớn khá tốt. Nếu bạn chỉ chăm chú ý vào một từ thì sẽ làm hạn hẹp tầm nhìn.

6. Luyện kỹ năng nói tiếng Anh

6.1. Không học ngữ pháp quá nhiều

Những bạn mất gốc tiếng Anh không nên học quá nhiều ngữ pháp, vì trong văn nói không cần phải sử dụng quá nhiều ngữ pháp. Nếu như bạn muốn vượt qua kỳ thi khó nhằn thì hãy học ngữ pháp. Nhưng để trở thành một người nói tiếng Anh trôi chảy thì hãy cố tránh việc học ngữ pháp. Một điều bạn cần nên biết đó là chỉ một phần nhỏ những người nói tiếng Anh tốt biết hơn 20% các quy tắc ngữ pháp. Do đó để nói tiếng Anh như gió thì bạn không cần quá tập trung vào vấn đề ngữ pháp.

6.2. Muốn nói được hãy học cả cụm từ chứ không phải một từ riêng lẻ

Nhiều người khi học từ vựng cứ cố gắng ghép nhiều từ với nhau để tạo thành một câu đúng, và điều này sẽ làm cho câu nói mất tự nhiên và quá cứng nhắc. Lý do là vì bạn chưa bao giờ học cả cụm từ. Cách học hiệu quả đó là học từ riêng lẻ và học cả những cụm từ cho tới những câu. Việc này mới giúp tăng cường khả năng nói tiếng Anh của bạn tốt lên được.

6.3. Không được dịch

Nếu bạn là người mất gốc thì không nên dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh, làm như vậy bạn sẽ mất thời gian và cấu trúc của câu sẽ sai lệch đi. Thay vào đó hãy học cụm từ và bạn sẽ không phải suy nghĩ quá nhiều về những gì bạn đang nói. Bên cạnh đó, việc dịch từ và nghĩ về ngữ pháp để tạo ra một câu cũng là phương pháp sai lệch. Do đó bạn nên tránh thực hiện điều này. Để trình độ nói tiếng Anh của bạn sẽ trở nên tốt hơn.

6.4. Tự tạo môi trường cho bản thân

Ngoài việc học những phương pháp trên, bạn nên tìm cho mình một môi trường học tập để trình độ tiếng Anh của bạn được cải thiện. Bạn không cần nhất thiết phải qua nước ngoài để giao tiếp với người nước ngoài, bạn tìm một người hướng dẫn cho mình biết tiếng Anh, trao đổi, nói chuyện với họ bằng tiếng Anh. Họ sẽ sửa giúp bạn và bạn sẽ khắc phục lỗi sai đó.

Bạn có thể đến các trung tâm văn hóa tiếng Anh nơi hội tụ những người đã và đang học tiếng Anh tại đó để giao tiếp, kết bạn với họ, bạn sẽ hiểu hơn về cách phát âm, dùng từ của họ như thế nào rồi bạn học theo. Hãy tự tạo cho mình một môi trường học tập thật tốt nhé.

6.5. Học đúng tài liệu

Hãy học đúng tài liệu phù hợp với trình độ và niềm hứng thú của bạn. Mặc dù việc luyện tập, thực hành sẽ đem lại kết quả tốt theo thời gian. Nhưng nếu như bạn thực hành sai thì bạn sẽ nói sai mãi mãi. Do đó những người mất gốc tiếng Anh nên bắt đầu tìm đúng nguồn tài liệu và hợp với mình để học thật hiệu quả.

Ví dụ như nếu bạn muốn nói tiếng Anh để giao tiếp hằng ngày. Thì thay vì nghe CNN hay BBC thì bạn hãy xem các seri phim thực tế hơn với ngôn ngữ đời thực. Ví dụ như Friends, How I met your mother. Điều này sẽ cải thiện khả năng nói tiếng Anh của bạn tốt hơn.

Bạn muốn tập nói với một người khác. Bạn nên chọn một người bạn có trình độ nói tiếng Anh tốt đủ để giúp bạn sửa lỗi. Bạn có thể tìm kiếm thêm những người bạn nước ngoài thông qua mạng xã hội, kết bạn và trò chuyện với họ để nâng cao tiếng Anh của mình.

7. Luyện kỹ năng viết tiếng Anh

7.1. Luyện viết tiếng Anh hàng ngày

Luyện viết tiếng Anh hàng ngày là điều cần thiết bạn cần phải thực hiện mỗi ngày. Cho dù bạn là người mới bắt đầu luyện viết hay là những người đã học từ lâu, muốn viết đúng và trôi chảy bạn phải luyện tập thường xuyên. Có viết ra bạn mới biết được trình độ viết của mình và biết được lloix sai để sửa và khắc phục cho những lần viết sau được tốt hơn.

Luyện kỹ năng viết tiếng Anh

Bạn nên tập thói quen viết về một chủ đề mà bạn yêu thích, để tạo cảm hứng khi viết và dễ viết hơn là viết theo chủ đề yêu cầu. Viết lại để sau này bạn mở ra xem mình đã tiến bộ được bao nhiêu, tạo động lực mỗi ngày để bạn cố gắng và tiếp tục tốt hơn những lần viết sau.

7.2. Đọc thật nhiều

Tại sao luyện viết lại phải đọc thật nhiều? Bởi vì việc đọc sẽ giúp bạn thấm dần cách sử dụng những ngữ pháp cùng vốn từ vựng phong phú vào quá trình luyện viết. Hơn nữa khi bạn đọc cách hành văn của người bản xứ, bạn sẽ nhận ra những điều khác biệt so với khi bạn viết bằng tiếng Việt đấy.

V. Những kíp học tiếng Anh cho người mất gốc

Những kíp học tiếng Anh cho người mất gốc

1. Học bằng tai, không học bằng mắt

Quy tắc “học bằng TAI không học bằng MẮT” này, tuy rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất lớn cho việc học ngôn ngữ. Đây chính là cách mà một đứa trẻ bắt đầu học ngôn ngữ. Quy tắc này được nói rằng bạn cần phải nghe thật nhiều. Hãy nghe tiếng Anh giao tiếp mọi lúc, mọi nơi, bất cứ khi nào bạn rảnh.

2.  Học sâu, nhớ lâu

Vấn đề của hầu hết các lớp học ngôn ngữ thường đi quá nhanh đến nỗi học sinh không thể nắm vững được tài liệu trước khi chuyển sang bài mới. Nghĩa là khi học tiếng Anh, với mỗi từ vựng, mỗi cấu trúc ngữ pháp, hãy học thật kỹ, thật sâu. Để trở thành một người nói tiếng Anh giao tiếp thành thạo, bạn cần dành thời gian, sự kiên nhẫn và tỉ mỉ. Đây chính là nguyên tắc thứ 2.

3. Học bằng cả cơ thể

Không chỉ có bộ não mà bạn sẽ dùng tất cả các giác quan nhìn, chạm, vị giác, nghe… dùng cả cơ thể chân tay, vai và cả cảm xúc vào việc học. Đây là phương pháp học tập ngôn ngữ mới với hiệu quả tiếp thu cao cũng như mang lại nhiều niềm vui cho người học.

4. Học theo cụm từ, không học đơn lẻ

Cách học cũ làm bạn không thể nhớ được từ vựng, nhớ được nhưng lại không sử dụng được. Phương pháp học theo cụm từ, không học từ đơn lẻ sẽ xóa bỏ những điều đó. Bạn sẽ có thể nhớ từ lâu hơn, sử dụng được chúng trong đúng văn cảnh và học được cả ngữ pháp, phát âm.

5. Hỏi đáp với Mini Story

Học thông qua những câu chuyện nhỏ, qua những đoạn hội thoại ngắn sẽ giúp các bạn dễ học, dễ nhớ. Hãy học cách phản ứng nhanh với những câu hỏi tiếng Anh bằng những cách đặt ra những câu hỏi và trả lời câu hỏi. Tốt hơn hết bạn nên có một người bạn hoặc tham gia những lớp học để thực hành phương pháp này tốt hơn.

6. Học tiếng Anh thực và tích cực

Bạn đã học tiếng Anh nhiều năm. Nhưng khi bạn nghe ai đó nói tiếng Anh, nó không giống như tiếng Anh bạn đã học. Bạn cảm thấy khó hiểu và khi bạn nói, người khác cũng không thể hiểu được. Điều này nghĩa là bạn phải thực hành thực tế, nói tiếng Anh thực.

7. Phát âm tiếng anh chuẩn

Đây thực sự là điều rất quan trọng khi học tiếng Anh. Ngữ âm chuẩn giúp bạn nhàn nhã về sau. Bạn sẽ cảm thấy nghe và nói tiếng Anh dễ dàng hơn rất nhiều.

8. Học bằng phương pháp nhập vai

Ứng dụng phương pháp nhập vai vào bài học là phương pháp rất hiệu quả giúp bạn học tiếng Anh giao tiếp tốt hơn. Bạn có thể nhớ được bối cảnh của hội thoại, giọng điệu, cảm xúc của nhân vật, từ đó nói tiếng Anh chuẩn hơn.

NO COMMENTS