Những yêu cầu của kì thi IELTS Speaking có thể bạn chưa biết (phần 1)
I. Cấu trúc bài thi IELTS Speaking
Bài thi nói sẽ là bài thi được làm sau cùng, sau cả 3 kĩ năng: Nghe, đọc và viết. Nếu bạn thi cả 4 kĩ năng cùng một ngày, thường bạn sẽ thi 3 kĩ năng (nghe, đọc, viết) trong buổi sáng, và buổi chiều bạn sẽ thi kĩ năng nói.
Bài thi nói diễn ra dưới dạng 3 tasks (3 parts mà bạn cần phải hoàn thành) dưới dạng một cuộc phỏng vấn kéo dài từ 11 tới 14 phút. Bao gồm:
Việc đưa ra các task như trên nhằm kiểm tra những khả năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh sau của bạn:
- Trình bày về bản thân và những chủ đề khác được hỏi theo yêu cầu. (where do you come from? Tell me about your hometown?)
- Nhận xét, trình bày, đánh giá về các ý kiến. (what is your opinions on the way children are being taught at schools these days?)
- Đưa ra các gợi ý. (what kind of problems can people have with their neighbours?)
- Phỏng đoán. (Do you think people nowadays have enough free time?)
- Thể hiện sự lựa chọn, yêu thích của bản thân. (Is there anything you like/dislike about your job?)
- So sánh, tương phản giữa các vấn đề. (do you prefer to eat with other people or on your own? Do you think smart phones are better?)
- Tóm tắt. (Can you describe your close friends?)
- Đánh giá vấn đề dựa trên kinh nghiệm cá nhân. (do you think it is important to have a sense of humour?)
- Phân tích vấn đề. (Why do you think some people prefer watching drama movies?)
- Tự sửa khi mắc lỗi và diễn giải vấn đề theo ý hiểu của cá nhân.
II. Quá trình diễn ra bài kiểm tra
Xuyên suốt bài kiểm tra sẽ có 1 giám khảo duy nhất phỏng vấn bạn. Giám khảo sẽ đưa ra các câu hỏi và đánh giá khả năng của bạn. Toàn bộ quá trình kiểm tra sẽ được ghi âm lại từ đầu đến cuối. Bạn sẽ được sắp xếp theo thứ tự phỏng vấn, và được gọi vào ngồi ngoài cửa phòng khi sắp tới lượt. Bạn có thể nhìn thấy danh sách thí sinh được dán ngoài cửa phòng. Khi tới bạn, bạn được giám khảo ra gọi vào phòng thi. Khi đó, bạn sẽ ngồi đối diện với giám khảo. Bài thi chính thức bắt đầu khi giám khảo bật băng ghi âm.
Bài thi nói được chấm điểm dựa trên các tiêu chí sau đây:
1. Sự trôi chảy và gắn kết mạch lạc
Bạn phải biết cách diễn đạt tự nhiên, trôi chảy, tốc độ nói không quá nhanh cũng không quá chậm, biết cách làm chủ cuộc nói chuyện, tạo không khí sôi nổi và không để khoảng lặng giữa hai người. (tránh im lặng không trả lời, hoặc đang nói bị bí từ hay bí ý thì dừng luôn, hay trả lời nhát gừng chỉ nói “có” hoặc “không”). Các ý trong câu của bạn phải mạch lạc, có sự gắn kết với nhau thật logic và thuyết phục khiến cho giám khảo hiểu được bạn đang nói gì.
2. Vốn từ vựng
Bạn phải có vốn từ vựng rộng, bao gồm nhiều chủ đề khác nhau. Nhờ đó, bạn mới có thể diễn đạt được ý của mình khi giám khảo đưa ra các câu hỏi quen thuộc (học hành, sở thích cá nhân, công việc, ăn uống,…) đến những chủ đề hơi lạ một chút như (khoa học, tôn giáo, máy tính điện tử,…).
Hoặc nếu khi gặp phải chủ đề mà bạn không có từ ngữ chính xác thì bạn biết cách dùng những từ mình biết diễn tả để người ta hiểu được ra cái từ mà bạn không biết chính xác. Ví dụ bạn không biết từ library, nhưng bạn có thể tả là “The place where people usually come to study or borrow books in my university.”
3. Sử dụng ngữ pháp chính xác, đa dạng
Sử dụng ngữ pháp chính xác, đa dạng vốn ngữ pháp của bạn nên phong phú và linh hoạt. Bạn nên sử dụng nhuần nhuyễn kết hợp với nhau các câu đơn, câu ghép, câu phức, đảo ngữ, điều kiện,… Ngoài ra, bạn nên tuyệt đối tránh sử dụng sai tình huống, hay sử dụng không chính xác cấu trúc ngữ pháp vì điều đó sẽ dấn tới việc bị trừ điểm.
Nghĩa là “Hầu như chẳng có ai tin anh ta cả”. Cách sử dụng almost cho câu ví dụ đầu tiên chính là “Almost all of the students in my class wear glasses”.
4. Phát âm đúng
Phát âm đúng là phát âm tiếng Anh chính xác, có nhấn stress và có ngữ điệu lên xuống tự nhiên, đúng chỗ đúng lúc khiến cho giám khảo nghe và hiểu được những gì bạn đang nói.
Tính điểm : Giám khảo sẽ cho bạn số điểm 1 – 9 cho từng kĩ năng trong 4 kĩ năng trên. Số điểm cuối cùng bạn nhận được là điểm số được cộng lại chia đều cho 4 và làm tròn. Ví dụ, cộng lại chia đều ra được 6.25 sẽ lên 6.5, 6.75 lên 7, nhưng 6.125 thì xuống 6.
III. Những yêu cầu của kì thi Ielts Speaking có thể bạn chưa biết (phần 2).
Part 1: Giới thiệu bản thân và phỏng vấn. (4 – 5 phút)
Giám khảo sẽ giới thiệu về mình và xác nhận danh tính của bạn. Họ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi chung về cá nhân để cho bạn cảm thấy thoải mái, giảm bớt căng thẳng.
Những chủ đề thường gặp nhất chính là về gia đình, nhà cửa hay công việc, học hành. Sau đó, bạn sẽ được phỏng vấn một bộ câu hỏi về những chủ đề thân thuộc như sở thích cá nhân, đất nước, gia đình, bạn rồi tới việc bạn thích loại quần áo, thức ăn, kì nghỉ lễ như thế nào,… Đây là những câu hỏi đã được định trước “frame”, chứ không phải dạng “follow up”, ứng theo những gì bạn vừa trình bày.
Giám khảo càng đưa ra nhiều câu hỏi xung quanh một chủ đề, thì độ khó của nó ngày càng tăng. Tuy nhiên, trong part 1 này, bạn không cần phải đưa ra quan điểm hay đưa ra đánh giá về một vấn đề nhất định.
Lắng nghe câu hỏi thật kĩ càng.
Đưa ra câu trả lời đầy đủ nhất có thể và đừng trông đợi họ sẽ đưa ra những câu hỏi “follow up” dựa trên câu trả lời của mình. Ví dụ, nếu bạn được hỏi rằng “Where do you live?” thì câu trả lời nên là “I live in the new territories – in a village just outside [name], called [name].” Bởi nghe như vậy sẽ tự nhiên. Chứ bạn không nên nói là “I live in [name]. It’s a really nice town with quite a large population and lots of seafood restaurants. It’s a lovely places to live as it’s in the countryside.
I have lived there for ten years.” Bởi cách nói này nghe sẽ giống với một câu trả lời được chuẩn bị sẵn và giám khảo sẽ không đưa ra câu hỏi tiếp theo dựa trên nội dung câu trả lời trước đó của bạn. Họ có thể sẽ vẫn hỏi tiếp là “What’s [name of place] like?” Vậy nên lúc này thì cách duy nhất để ứng đối được là bạn phải đưa ra những ý mới để miêu tả ngôi làng nơi mình ở, thay vì việc lặp lại câu trả lời vừa rồi.
Không đưa ra câu trả lời cụt lủnchỉ có vỏn vẹn một hay hai từ bởi vì giám khảo chỉ có thể đánh giá trình độ tiếng Anh của bạn dựa trên những gì bạn trình bày. Nếu bạn nói quá đơn giản, quá ngắn gọn, thì họ sẽ không có đủ cơ sở để chấm điểm cho bạn.
Ví dụ:
=> Đây chính là câu trả lời cụt lủn. Thường ngày, nếu chúng ta hỏi nhau và bạn nói đơn giản như thế thì mọi người đều hiểu bạn nói gì. Tuy nhiên trong bài kiểm tra, chúng ta phải diễn đạt đầy đủ.
Câu trả lời mẫu:
Thí sinh: Yes, cooking has always been one of my favorite things to do. I love nothing better than a pile of ingredients to get stuck into and make tasty meal, dessert or to bake some cakes in the weekends. (Vâng, nấu ăn luôn là một trong những niềm yêu thích của tôi. Không có gì tuyệt vời hơn việc cắm cúi trong bếp với hàng đống công thức và nguyên liệu để tạo nên những bữa ăn ngon miệng, các món tráng miệng tuyệt hảo hay nướng một ít bánh vào dịp cuối tuần.)
Phải đảm bảo rằng, câu trả lời của bạn có liên quan tới câu hỏi của giám khảo. (có thể sử dụng từ đồng nghĩa, thay đổi dạng của từ, thay đổi cách diễn đạt).
Làm thế nào để chuẩn bị cho part 1 speaking?
Lên một danh sách những chủ đề có thể được hỏi trong buổi phỏng vấn:
Viết các câu hỏi phù hợp với từng chủ đề và nhờ một người thân hay bạn bè đọc các câu hỏi lần lượt, sau đó ghi âm lại. Bạn có thể bật chế độ “random” rồi tự trả lời. Ngoài ra hiện nay khá nhiều bạn sử dụng phần mềm Skype để luyện tập với các bạn nước ngoài, hoặc trong nước mà có cùng level và target.
Tự ghi âm lại câu trả lời của mình và lắng nghe xem làm cách nào mình có thể cải thiện được bản thân. Hoặc bạn có thể gửi bài ghi âm của mình cho bạn bè, giáo viên, hoặc các bạn nước ngoài nghe và đánh giá, đưa ra gợi ý để thay đổi.
Phải đảm bảo rằng bạn có đủ vốn từ vựng để nói về các chủ đề trên và ngoài ra, bạn nên trang bị một từ điển Anh – Anh cài đặt sẵn trên máy tính để giúp bạn học phát âm chính xác. Vì nếu bạn biết lượng từ vựng nhiều và hay, tuy nhiên bạn phát âm không đúng sẽ khiến cho người nghe không hiểu đó là từ gì thì sẽ rất phí.
Biết các cách diễn đạt ngôn ngữ theo kiểu tư duy của người bản xứ, chứ không nên dịch kiểu từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Sử dụng các cấu trúc phù hợp, hiệu quả và linh hoạt.