Home Học tiếng anh Sự thật về 41 triệu người di cư Mỹ giỏi tiếng Anh

Sự thật về 41 triệu người di cư Mỹ giỏi tiếng Anh

0
1197

Nước Mỹ thường được nhắc đến như là đất nước của những người di cư. Điều này vẫn đúng ngày nay khi người di cư và con cái họ chiếm gần một phần tư dân số Mỹ. Họ đang hòa nhập vào xã hội Mỹ với tốc độ nhanh chóng và đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong quá trình học tiếng Anh. Vậy lí do nào khiến tiếng Anh có sức công phá mạnh mẽ đến con người như vậy?

Theo kết quả của một nghiên cứu kéo dài hai năm của Viện Khoa học, Kỹ thuật và Thuốc của Mỹ,  họ đã khảo sát 41 triệu người di cư ngày nay, bao gồm cả 11 triệu người đang cư trú bất hợp pháp, để tìm hiểu xem họ đã đồng hóa với ngôn ngữ và văn hóa Mỹ nhanh chóng bằng cách nào. .

Theo bà Cecilia Menjivar, nhà xã hội học tại Đại học Kansas “Nhìn chung, người di cư đang dần hòa nhập vào nước Mỹ và trở  thành một phần  trong các gia đình, cộng đồng” và rõ ràng thế hệ di cư mới đây học tiếng Anh nhanh hơn thế hệ trước rất nhiều.

Mặc dù, khoảng 85% người di cư vẫn sử dụng một thứ tiếng không phải Anh ngữ khi họ ở nhà với gia đình. Mặc dù vậy, hầu hết những người di cư ngày nay vẫn nói tiếng Anh ít nhất như một ngôn ngữ thứ hai. Điều này đã chứng tỏ được tốc độ học tiếng Anh và đồng hóa ngôn ngữ của thế hệ này là vô cùng đáng kinh ngạc.

Báo cáo được đưa ra khi đang có nhiều tranh luận lớn ở Mỹ về người di cư, về việc nên làm gì với hàng triệu người đang sống và làm việc bất hợp pháp. Báo cáo cũng phản bác lại những lập luận gần đây của các ứng viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa về việc người di cư không chịu hòa nhập vào nước Mỹ bởi thực tế chứng minh đã cho thầy họ hòa nhập với tốc độ chóng mặt đến thế nào.Trong khảo sát, nửa số người được hỏi khẳng định họ nói tiếng Anh từ tốt đến rất tốt. Chỉ 10% cho biết họ không nói được chút Anh ngữ nào. Bên cạnh đó, thế hệ thứ hai, thứ ba của những người di cư đang dần chuyển sang nói tiếng Anh và từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Sau ba thế hệ kể từ người di cư đầu tiên, hầu hết các gia đình chuyển sang nói tiếng Anh hoàn  toàn. Ví dụ, trong cộng đồng người Mỹ gốc Mexico, đến thế hệ thứ ba chỉ 4% còn nói tiếng Tây Ban Nha.

Kết: Bạn thấy đấy, để cùng tham gia vào cộng đồng người Mỹ đã khiến những người di cư phải nỗ lực hòa nhập không chỉ là văn hóa mà còn phải đồng nhất về ngôn ngữ nữa. Có lẽ bởi vậy mà họ đã giao tiếp tiếng Anh thành thạo một cách đáng nể phải không?

NO COMMENTS