Home Từ vựng Liên Từ trong tiếng Anh và cách dùng đầy đủ nhất

Liên Từ trong tiếng Anh và cách dùng đầy đủ nhất

0
1288

Tổng hợp tất cả về liên từ trong tiếng Anh: Khái niệm, phân loại và cách sử dụng liên từ trong câu giúp bạn hệ thống lại kiến thức ngữ pháp một cách đầy đủ và chi tiết nhất.

Liên từ trong tiếng Anh là một trong những chủ điểm ngữ pháp thường xuyên được sử dụng.  Đúng như tên gọi, liên từ có chức năng dùng để liên kết các cụm từ, các câu và các đoạn văn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ và cụ thể các loại liên từ, cách và mẹo sử dụng liên từ trong tiếng Anh.

LIÊN TỪ TRONG TIẾNG ANH

I. KHÁI NIỆM VỀ LIÊN TỪ TRONG TIẾNG ANH

Liên từ trong tiếng anh là từ vựng được sử dụng để liên kết 2 từ, cụm từ hoặc mệnh đề lại với nhau.

II. CÓ BAO NHIÊU LOẠI LIÊN TỪ TRONG TIẾNG ANH?

Liên từ được chia làm 3 loại:

Cùng Eng4 tìm hiểu chi tiết cấu trúc, cách dùng cho từng loại liên từ nhé!

1. Liên từ kết hợp ( Coordinating Conjunctions )

Liên từ kết hợp được sử dụng để kết nối hai (hoặc nhiều hơn) đơn vị từ tương đương nhau (Eg: kết nối 2 từ vựng, 2 cụm từ hoặc 2 mệnh đề trong câu).

Liên từ trong tiếng Anh.

– Mẹo giúp nhớ các liên từ kết hợp:

Liên từ kết hợp Ví dụ
FOR: Giải thích lý do hoặc mục đích (dùng giống because)

+ Lưu ý: Khi hoạt động như một liên từ, for chỉ đứng ở giữa câu, sau for phải sử dụng một mệnh đề và trước for phải có dấu phẩy (,)

AND: Thêm / bổ sung một thứ vào một thứ khác
NOR: Dùng để bổ sung một ý phủ định vào ý phủ định đã được nêu trước đó.
BUT: Dùng để diễn tả sự đối lập, ngược nghĩa
OR: Dùng để trình bày thêm một lựa chọn khác.
YET: Dùng để giới thiệu một ý ngược lại so với ý trước đó (tương tự but)
– SO: Dùng để nói về một kết quả hoặc một ảnh hưởng của hành động/sự việc được nhắc đến trước đó.

– Nguyên tắc dùng dấu phẩy (,) với liên từ kết hợp:

+ Nếu liên từ kết hợp được dùng để liên kết 2 mệnh đề độc lập (mệnh đề có thể đứng riêng như một câu) thì giữa hai mệnh đề phải sử dụng dấu phẩy (,).

+ Nếu liên từ được dùng để kết nối 2 cụm từ (câu không hoàn chỉnh) hoặc từ (ví dụ trong danh sách liệt kê) thì không cần dùng dấu phẩy (,).

+ Khi liệt kê từ 3 đơn vị trở lên, ta dùng dấu phẩy ở giữa các đơn vị trước; với đơn vị cuối cùng ta có thể dùng hoặc không dùng dấu phẩy.

2. Liên từ tương quan (Correlative Conjunctions)

Liên từ tương quan được sử dụng để kết nối 2 đơn vị từ với nhau và luôn đi thành cặp không thể tách rời.

Liên từ tương quan Ví dụ
EITHER … OR: dùng để diễn tả sự lựa chọn: hoặc là cái này, hoặc là cái kia.
NEITHER … NOR: dùng để diễn tả phủ định kép: không cái này cũng không cái kia.
BOTH … AND: dùng để diễn tả lựa chọn kép: cả cái này lẫn cả cái kia.
NOT ONLY … BUT ALSO: dùng để diễn tả lựa chọn kép: không những cái này mà cả cái kia
WHETHER … OR: dùng để diễn tả nghi vấn giữa 2 đối tượng: liệu cái này hay cái kia.
AS …AS: dùng để so sánh ngang bằng: bằng, như
SUCH… THAT / SO … THAT: dùng để diễn tả quan hệ nhân – quả: quá đến nỗi mà
SCARECELY … WHEN / NO SOONER … THAN: dùng để diễn tả quan hệ thời gian: ngay khi
RATHER … THAN : dùng để diễn tả lựa chọn: hơn là, thay vì

– Lưu ý: Trong cấu trúc với neither…nor và either…or, động từ chia theo chủ ngữ gần nhất còn trong cấu trúc với both…and và not only …but also, động từ chia theo chủ ngữ kép (là cả 2 danh từ trước đó.)

3. Liên từ phụ thuộc (Subordinating Conjunctions)

Liên từ phụ thuộc được sử dụng để bắt đầu mệnh đề phụ thuộc, gắn kết mệnh đề này vào mệnh đề chính trong câu. Mệnh đề phụ thuộc có thể đứng trước hoặc đứng sau mệnh đề chính nhưng phải luôn được bắt đầu bằng liên từ phụ thuộc.

Liên từ phụ thuộc Ví dụ
– AFTER / BEFORE: dùng để diễn tả thời gian, một việc xảy ra sau/trước một việc khác – sau / trước khi
ALTHOUGH / THOUGH / EVEN THOUGH: dùng để biểu thị hai hành động trái ngược nhau về mặt logic – mặc dù

+ Lưu ý: Although / though / even though dùng với mệnh đề, ngoài ra còn có thể dùng despite và in spite of + phrase, despite the fact that và in spite of the fact that + clause để diễn đạt ý tương đương

AS: dùng để diễn tả hai hành động cùng xảy ra – khi; hoặc diễn tả nguyên nhân – bởi vì
AS LONG AS: dùng để diễn tả điều kiện –chừng nào mà, miễn là
AS SOON AS: dùng để diễn tả quan hệ thời gian – ngay khi mà
BECAUSE / SINCE: dùng để diễn tả nguyên nhân, lý do – bởi vì

Lưu ý: Because / since dùng với mệnh đề, ngoài ra có thể dùng because of / due to + phrase để diễn đạt ý tương đương.

EVEN IF: dùng để diễn tả điều kiện giả định mạnh –kể cả khi
IF / UNLESS: dùng để diễn tả điều kiện – nếu / nếu không
ONCE: dùng để diễn tả ràng buộc về thời gian – một khi
NOW THAT: dùng để diễn tả quan hệ nhân quả theo thời gian – vì giờ đây
SO THAT / IN ORDER THAT: dùng để diễn tả mục đích – để
UNTIL: dùng để diễn tả quan hệ thời gian, thường dùng với câu phủ định – cho đến khi
WHEN: dùng để diễn tả quan hệ thời gian – khi
WHERE: dùng để diễn tả quan hệ về địa điểm – nơi
WHILE: dùng để diễn tả quan hệ thời gian – trong khi; hoặc sự ngược nghĩa giữa 2 mệnh đề – nhưng (= WHEREAS)
IN CASE / IN THE EVENT THAT: dùng để diễn tả giả định về một hành động có thể xảy ra trong tương lai – trong trường hợp, phòng khi.

– Nguyên tắc dùng dấu phẩy (,) với liên từ phụ thuộc:

Nếu mệnh đề phụ thuộc đứng trước mệnh đề độc lập thì giữa hai mệnh đề phải sử dụng dấu phẩy. Tuy nhiên khi mệnh đề độc lập đứng trước thì không cần có dấu phẩy giữa hai mệnh đề.

NO COMMENTS