Home TOEIC Mẹo làm bài thi TOEIC – Part 5: Điền vào chỗ trống

Mẹo làm bài thi TOEIC – Part 5: Điền vào chỗ trống

0
3332

Part 5 là một phần thi tương đối “dễ thở” với nhiều người luyện thi TOEIC nhưng cũng đừng vì thế mà bạn chủ quan. Vậy làm sao để làm phần này vừa nhanh vừa chính xác? Hãy cùng tìm hiểu các mẹo làm bài thi TOEIC Part 5 trong bài viết này nhé!

Trước khi đi vào các mẹo thi TOEIC cụ thể, chúng ta cần hiểu Part 5 có nội dung như thế nào:
• Sẽ có từ 11-13 câu hỏi về từ vựng,12-13 câu hỏi về từ loại và 14-16 câu hỏi về ngữ pháp khác. Do đó, “chiến lược” lâu dài trong phần này là mở rộng vốn từ vựng của mình, còn “chiến lược” ngắn hạn là học từ loại.

• Về mặt ngữ pháp thì Part 5 thường chỉ xoay quanh những điểm ngữ pháp TOEIC chính như thì (tense), câu điều kiện trong tiếng Anh, mệnh đề quan hệ, câu bị động, v.v. Những ngữ pháp nâng cao nếu có cũng khá ít nên có thể tạm bỏ qua.

Mẹo thi TOEIC #1: Xác định từ loại của từ cần điền

Bạn thực hiện mẹo này như thế nào?
Xem trước 4 lựa chọn → xác định loại câu hỏi (từ loại, ngữ pháp, từ vựng). Nếu hỏi từ loại hoặc ngữ pháp thì chỉ cần xem ở chỗ cần điền và từ xung quanh nó, không cần đọc cả câu.
Khi biết được đây là câu hỏi về từ loại thì điều đầu tiên cần làm là phán đoán xem từ loại còn thiếu là từ loại nào: tính từ, trạng từ, danh từ hay động từ. Sau đó, tìm loại từ đó trong 4 phương án. Thông thường, những câu hỏi này không cần phải dịch câu.

Một số quy tắc để làm nhanh phần này:

•Sau giới từ là danh từ.
•Trước danh từ là tính từ.
•Trước tính từ là trạng từ.
•Giữa to_be và V_ing/Ved là trạng từ.

Ví dụ:
Company officials must disclose their own _____ affairs. -> Viên chức công ty phải tiết lộ hết các vấn đề tài chính của họ
A. finance → tài chính (danh từ)
B. financing → (present participle)
C. financial → thuộc tài chính (tính từ)
D. financed → (past participle)
Ta thấy trước danh từ affairs cần 1 tính từ. Và “financial affiairs” cũng là thuật ngữ kinh doanh chỉ các vấn đề liên quan đến tài chính, vậy đáp án đúng phải là C

Một cách để biết được các từ trong 4 phương án thuộc loại từ nào là nhìn vào hậu tố của chúng.

Ví dụ: 
• -ment, -tion, -ity, -sion thường là danh từ
• -ful, -less, -ous, -tive, -sive thường là tính từ
• -ing hoặc -ed là tính từ hoặc thể của động từ.

Một động từ khi thêm -ing hoặc -ed thì nó có thể là tính từ hoặc thể của động từ. Nếu đang phân vân giữa 2 đáp án, nhìn lại câu xem câu sẽ chia ở thể chủ động hay bị động để từ đó chọn từ cho phù hợp (-ing ở chủ động ; -ed ở bị động).
Ví dụ:
The company was _____ by an immigrant. → Công ty này được thành lập bởi một người nhập cư.
A. found → thành lập (động từ), tìm thấy (past participle)
B. founding → (present participle)
C. find → tìm thấy (động từ)
D. founded → được thành lập (past participle)
Câu này ta cần nghĩa được thành lập và động từ ở dạng past participle (vì là câu bị động). Vậy nên đáp án là D

Một số từ có thể vừa là tính từ, vừa là trạng từ.

Ví dụ:
• a fast car → fast là tính từ
• He drives fast → fast là trạng từ.
Để phân biệt, xét xem chúng bổ nghĩa cho thành phần nào trong câu. Nếu bổ nghĩa cho danh từ thì là tính từ, còn nếu bổ nghĩa cho động từ là trạng từ.

Nếu 4 lựa chọn yêu cầu chọn thể đúng của động từ (V_ing, _Ved, to_inf, bare_inf), hãy nhìn động từ trước đó để phán đoán.

Ví dụ:
• help/make/let + tân ngữ + bare_inf
• admit to do something
• avoid doing something

Mẹo thi TOEIC #2: Học các từ thường đi chung với nhau

Bạn thực hiện mẹo này như thế nào?
Học một số phrasal verb thông dụng trong ngữ cảnh công sở.
Ví dụ:
• fill out = điền vào (đơn)
• go over = kiểm tra (văn bản)
• back up = trợ giúp, ủng hộ (ai đó)

Bạn cũng nên học một số cụm từ hay dùng trong ngữ cảnh công sở.
Ví dụ:
• take responsibility for something = be responsible for something = chịu trách nhiệm cho việc gì đó
 free of charge = miễn phí

Chúng ta cùng xem ví dụ sau:
The Wellborn Science Museum’s new astronomy theater has a seating _____ of 250.
A: aptitude
B: capacity
C: demonstration
D: compliance
Khi nói về dung tích của đồ đựng hoặc sức chứa của một không gian, ta dùng cấu trúc “a capacity of”.

Mẹo thi TOEIC #3: Chú ý đến thì của các phương án

Bạn thực hiện mẹo này như thế nào?
Các câu hỏi về ngữ pháp chỉ xoay quanh những điểm ngữ pháp căn bản. Câu hỏi ngữ pháp về động từ chiếm tỉ lệ khá cao. Do đó, cần hiểu rõ cách dùng thì và thể trong 1 câu tiếng Anh. Nên dùng phương pháp loại trừ.

Chú ý đến thì của các phương án. Nhiều câu hỏi sẽ thử xem bạn có nhận diện được thì đúng trong câu hay không. Tập trung vào những “manh mối” giúp bạn xác định thì.
Các manh mối xác định thì của câu: Trạng từ (yesterday, tomorrow, recently, v.v); hoặc vào mệnh đề còn lại của câu (chủ điểm Sự hòa hợp giữa các thì trong câu).

Ví dụ:
Two years ago, some of the athletes _____ school to pursue a professional career or the Olympics.
A: leave
B: left
C: will leave
D: have left
Nhìn 4 phương án thấy toàn bộ là về thì (tense) → nhìn lên câu hỏi để tìm dấu hiệu nhận biết thì trong → thấy có cụm “Two years ago” → dấu hiệu thì quá khứ đơn → chọn B (làm bài mất 25s)

Mẹo thi TOEIC #4: Quản lý thời gian

Bạn thực hiện mẹo này như thế nào?
Không nên dành quá 30 giây cho 1 câu hỏi trong phần 5 vì bạn cần nhiều thời gian để làm phần 7. Nếu sau hơn 1 phút mà vẫn chưa chọn được đáp thì hãy tạm để nó qua một bên hoặc đánh đại và nếu cuối giờ còn thời gian thì quay lại làm sau.
Dùng phương pháp 2 lượt: Trả lời trước những câu hỏi dễ, tạm bỏ qua những câu hỏi khó. Sau khi kết thúc phần 5 hãy quay lại với những câu hỏi chưa trả lời.

Kết luận:

Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho các bạn có thêm những “mẹo” để làm bài thi TOEIC hiệu quả hơn.
Chúc các bạn học tốt!

NO COMMENTS