Bệnh tiểu đường trong Tiếng Anh là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh

0
1039

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường (tiếng anh là Diabetes), là một căn bệnh chuyển hóa mãn tính với tình trạng lượng đường luôn cao hơn mức cho phép thông thường do cơ thể mất đi khả năng sản xuất và sử dụng insulin. Từ đó dẫn đến sự rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Bệnh tiểu đường là gì, tiếng Anh là gì, tiểu đường có mấy tuýp: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh

Bệnh tiểu đường là gì, tiếng Anh là gì, tiểu đường có mấy tuýp: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh

Trong số những căn bệnh nguy hiểm mà mọi người đều có nguy cơ mắc phải thì bệnh tiểu đường được xếp vào nhóm đầu tiên. Không chỉ dừng lại ở những biểu hiện bệnh lý thông thường, người bị bệnh tiểu đường có phải đối mặt với các biến chứng vô cùng nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng.

Cùng tìm hiểu chi tiết hơn để hiểu rõ bệnh tiểu đường là gì? Đâu là những nguyên nhân gây bệnh và nên điều trị như thế nào để khỏi bệnh nhanh chóng!

I. Bệnh tiểu đường là gì?

Table of Contents

Theo những số liệu nghiên cứu thì ước tính từ nay cho đến năm 2030 cả thế giới sẽ có hơn 500 triệu người mắc phải chứng bệnh tiểu đường. Đây cũng là căn bệnh chiếm đến 80% gánh nặng y tế ở các nước có mức thu nhập trung bình thấp.

Tại Việt Nam, số lượng người mắc bệnh tiểu đường cũng nằm trong top đầu những căn bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất. Căn bệnh này đang đe dọa không ít đến sức khỏe và tính mạng của mọi người.

Bệnh tiểu đường là gì?

1. Định nghĩa bệnh đái tháo đường

Nói một cách dễ hiểu, khi mắc phải bệnh tiểu đường, cơ thể bạn sẽ không có khả năng chuyển hóa những chất đường bột hấp thụ từ thực phẩm để tạo ra năng lượng một cách hiệu quả như người khỏe mạnh.

Vì thế lượng đường tích tụ trong máu sẽ tăng dần, theo thời gian có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, tổn thương các cơ quan quan trọng khác nhau mắt, thận, hệ thần kinh cùng một số bệnh lý khác.

2. Tiểu đường có mấy tuýp? Tiểu đường tuýp 1 2 3 là gì?

Bệnh tiểu đường được các bác sĩ phân thành 4 loại chính: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường tuýp 3 và tiểu đường thai kỳ. Mỗi tuýp sẽ có những vấn đề khác nhau, mức độ bệnh khác nhau và vì thế cách điều trị cũng không giống nhau.

2.1 Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là tình trạng rối loạn tự miễn khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công vào các tế bào tuyến tụy chứ không tấn công các yếu tố bên ngoài, từ đó dẫn đến hiện tượng thiếu hụt insulin làm tăng lượng đường huyết.

Thông thường những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 sẽ xuất hiện các triệu chứng từ rất sớm, hầu hết ở độ tuổi trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên.

Bệnh tiểu đường là gì, tiếng Anh là gì, tiểu đường có mấy tuýp: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh

Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 sẽ xuất hiện các triệu chứng từ rất sớm

Theo các bác sĩ thì vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh đái tháo đường tuýp 1 và có thể do ảnh hưởng của yếu tố di truyền cũng như các yếu tố về môi trường. Đặc biệt nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 1 của bạn sẽ tăng lên nếu như có những điều kiện sau:

Để tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh tiểu đường tuýp 1 và một số vấn đề liên quan, truy cập tại đây.

2.2 Tiểu đường tuýp 2 là gì?

Tiểu đường tuýp 2 là tình trạng bị đái tháo đường nhưng không phụ thuộc vào insulin (NIDDM). Đây là loại bệnh tiểu đường phổ biến nhất hiện nay, chiếm đến 90% – 95% tổng số người bệnh được chẩn đoán bị tiểu đường.

đái tháo đường tuýp 2 này thường gặp phải ở những người trường thành tuy nhiên gần đây tỷ lệ béo phì gia tăng cũng đã kéo theo nhiều trường hợp mắc tiểu đường tuýp 2 ở người vị thành niên và người trẻ tuổi. Rất có thể bạn đang mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn hoàn toàn không biết.

Tiểu đường tuýp 2 là tình trạng bị đái tháo đường nhưng không phụ thuộc vào insulin

Theo đó nếu như mắc phải tiểu đường tuýp 2, các tế bào trong cơ thể sẽ đề kháng lại với insulin, tuyến tụy không có khả năng tạo ra đủ lượng insulin để vượt qua sự đề kháng này. Đường sẽ tích tụ trong máu thay vì phải di chuyển vào các tế bào và sản sinh năng lượng.

Với loại đái tháo đường này các bác sĩ cũng không xác định được chính xác lý do nhưng các bác sĩ cũng cho rằng yếu tố di truyền và môi trường lại một lần nữa có tác động nhất định đến căn bệnh này. Ngoài ra thừa cân cũng là điều kiện thuận lợi để tiểu đường tuýp 2 phát triển nhanh hơn.

Hãy truy cập tại đây để tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh đái tháo đường tuýp 2.

2.3 Tiểu đường tuýp 3 là gì?

Trong số 3 loại tiểu đường thì tiểu đường type 3 là một tình trạng khó nhất bởi chúng khá hiếm gặp và cũng khó nhận biết.

Theo nghiên cứu từ bác sĩ Suzanne M. de la Monte – chuyên khoa thần kinh tại Bệnh viện Rhode Island, giáo sư bệnh học tại Trường y tế Brown: “Insulun không chỉ được sản xuất từ tuyến tụy mà còn được sản xuất ra từ não bộ”.

Theo đó bệnh đái tháo đường tuýp 3 chủ yếu mắc phải do những tổn thương tụy chủ yếu do viêm mãn tính và não không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết, chính vì thế mức độ não bị tổn thương bị ảnh hưởng với việc sản xuất insulin trong não.

Bệnh đái tháo đường tuýp 3 chủ yếu mắc phải do những tổn thương tụy

Nếu như không có insulin thì não sẽ phải chịu nhiều tổn thương hơn so với tình trạng thiếu insulin đối với tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Thực tế cho thấy đái tháo đường tuýp 3 chỉ xuất hiện ở những người đã mắc một trong hai bệnh tuýp 1 và tuýp 2.

Bệnh đái tháo đường tuýp 3 còn được gọi là tiểu đường não, nếu thiếu insulin sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành những ký ức mới. Chính vì vậy trong trường hợp mắc tiểu đường tuýp 3 thì insulin và trí nhớ có mối quan hệ nhất định với nhau.

Bên cạnh những triệu chứng điển hình của bệnh đái tháo đường thì những bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 3 còn gặp phải những tình trạng như lú lẫn, mất trí nhớ, không có khả năng hình thành ký ức mới.

Đặc biệt biểu hiện này lại có phần gióng với những bệnh nhân mắc Alzheimer. Do đó các bác sĩ cần phải dùng đến công nghệ quét hình ảnh bằng cộng hưởng từ MRI để phân biệt và chẩn đoán bệnh.

Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Deabetes Care, chỉ có 3% số người mắc tiểu đường tuýp 3 được chẩn đoán đúng bệnh.

Bác sĩ Andrew McGovern tại Đại học Surrey, Mỹ cho hay rằng: Có từ 5-10% trường hợp bị đái tháo đường tại Châu Mỹ thực chất mắc tiểu đường tuýp 3. Như vậy có thể thấy được hàng triệu người trên thế giới không hề biết mình đang thực sự mắc phải căn bệnh gì.

2.4 Tiểu đường thai kỳ là gì?

Bên cạnh 3 tuýp tiểu đường trên thì vẫn còn một trường hợp tiểu đường thai kỳ. Đây là tình trạng bệnh đái tháo đường phát triển trong thai kỳ khoảng tuần thứ 24.

Tình trạng này gây tác động đến việc sử dụng đường của các tế bào trong cơ thể và là nguyên nhân khiến lượng đường tăng trong máu sẽ không tốt cho cả bà mẹ lẫn thai nhi.

Đây là tình trạng bệnh đái tháo đường phát triển trong thai kỳ khoảng tuần thứ 24.

Thông thường thì lượng đường trong máu sẽ trở lại bình thường sau khi sinh. Nhưng nếu đã mắc phải chứng tiểu đường thai kỳ thì bạn có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2, vì thế phải liên tục điều trị với bác sĩ để theo dõi và điều trị triệt để.

Bên cạnh đó nếu đang mắc tiểu dường tuýp 1 và tuýp 2 thì bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mang thai để tốt cho thai nhi.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng đái tháo đường thai kỳ tại đây.

II. Nguyên nhân mắc bệnh 

Việc xác định được nguyên nhân sẽ giúp bạn tìm được hướng điều trị tốt nhất, mang lại hiệu quả cao. Và trước tiên bạn nên hiểu rõ về cơ chế chuyển hóa đường trong cơ thể.

Đường (Glucose) là chất rất cần thiết với cơ thể đóng vai trò như nguồn năng lượng cho các tế bào của các mô và cơ bắp, nhất là não bộ. Glucose có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm và được dự trữ trong gan.

Trường hợp những người biếng ăn khiến lượng glucose trong máu quá thấp thì gan sẽ ly giải những phân tử glycogen thành glucose để cân bằng lại lượng đường trong máu.

Bệnh tiểu đường là gì, tiếng Anh là gì, tiểu đường có mấy tuýp: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh

Nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường

Sau đó máu sẽ hấp thụ glucose và cung cấp đến các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên cần đến hormone insulin để các tế bào có thể sử dụng nguyên liệu này giúp glucose hấp thụ vào các tế bào, làm giảm nồng độ glucose trong máu.

Theo đó nếu có bất cứ sự bất thường nào xảy ra trong quá trình trao đổi chất này sẽ ngăn chặn glucose đi vào và cung cấp năng lượng cho tế bào. Kết quả là lượng đường này vẫn còn lưu lại, theo thời gian chúng sẽ tăng cao đáng kể gọi là tăng đường huyết.

1. Nguyên nhân đái tháo đường tuýp 1

Thực tế thì không có nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường tuýp 1. Theo các chuyên gia và bác sĩ thì có thể do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào có nhiệm vụ sản xuất insulin trong tuyến tụy.

Khi đó bạn sẽ có ít hoặc không có hẳn insulin khiến lượng đường bị tích tụ trong máu thay vì được phân phối đến các tế bào, từ đó gây đái tháo đường.

Tiểu đường tuýp 1 được cho là xuất hiện do tính nhạy cảm của di truyền cùng một số yếu tố môi trường khác gây ra mặc dù vẫn chưa xác định rõ.

2. Nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2 và tiền tiểu đường

Trường hợp người bệnh mắc phải tiểu đường tuýp 2 và tiền tiểu đường thì các tế bào sẽ đề kháng với insulin đồng thời lượng insulin không được tạo ra đủ để vượt qua sự đề kháng đó.

Khi đó lượng đường sẽ tiếp tục tích tụ trong máu dẫn đến tình trạng tiểu đường. Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò khá quan trọng trong bệnh tiểu đường tuýp 2.

3. Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ

Trong thai kỳ, nhau thai được hình thành nhằm kích thích tố để duy trì thai kỳ và những kích thích tố này lại làm cho tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn.

Những lúc bình thường thì tuyến tụy sẽ sản xuất một lượng insulin đủ để vượt qua sức đề kháng này, nhưng thỉnh thoảng sẽ thiếu hụt insulin dẫn đến tình trạng đường cung cấp vào tế bào giảm và tích tụ lại trong máu, gây ra đái tháo đường.

III. Dấu hiệu, triệu chứng mắc bệnh thường gặp

Có rất nhiều người mắc phải tiểu đường trong vài tháng hoặc thậm chí là vài năm mà vẫn không phát hiện ra bởi những dấu hiệu xuất hiện không rõ ràng hoặc không đáng kể.

Vì thế các bác sĩ khuyến cáo nên kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc để ý thật kỹ những biểu hiện bất thường trong cơ thể để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Liên tục khát nước

Bạn luôn cảm tháy khát nước dù đã uống rất nhiều nước? Đó là do lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ tự tách phần nước trong tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng phần đường tích tụ. Khi đó các tế bào bị thiếu nước sẽ kích thích đến não, tạo cảm giác khát nước liên tục.

Hãy để ý, nếu như một ngày bạn đi tiểu hơn 7 lần thì có thể bạn đã mắc phải bệnh đái tháo đường. Lý do là vì cơ thể muốn loại bỏ lượng đường dư thừa, thận hoạt động mạnh hơn nên sẽ đi tiểu thường xuyên hơn.

Đường là nguyên liệu chính cần được bổ sung để cơ thể hoạt động vì thế tình trạng sụt cân do mất nhiều đường thông qua nước tiểu là điều dễ hiểu. Bệnh đái tháo đường sẽ khiến cơ thể không thể chuyển hóa năng lượng từ thực phẩm do đó cơ thể sẽ phải lấy năng lượng từ mỡ và các cơ.

Một khi cơ thể thiếu insulin có thể làm giảm tổng hợp protein và mỡ, tăng quá trình tiêu protein và mỡ do đó bạn sẽ bị sụt cân.

Khi cơ thể không thể hấp thụ lượng đường cần đủ để giải phóng năng lượng do thiếu insulin thì đường sẽ tích tụ trong máu và ra khỏi cơ thể. Do đó cơ thể luôn đòi hỏi phải nạp thức ăn để lấy thêm năng lượng hoạt động, dẫn đến hiện tượng đói và mệt mỏi thường xuyên.

Khi lượng đường trong máu tăng cao, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ bị ức chế từ đó làm giảm sức đề kháng của cơ thể gây ra hiện tượng dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm. Do đó rất nhiều người mắc bệnh đái tháo đường thường thấy ngứa ngáy, nhất là ở bộ phận sinh dục.

Lượng đường trong máu quá cao sẽ gây phá hủy những mao mạch ở đáy mắt dẫn tới xuất huyết, phù nề. Đặc biệt phù ở hoàng điểm có thể làm giảm thị lực mặc dù trước đó bạn không mắc phải các bệnh về mắt.

Bệnh tiểu đường là gì, tiếng Anh là gì, tiểu đường có mấy tuýp: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh

Lượng đường trong máu quá cao sẽ gây phá hủy những mao mạch ở đáy mắt

Bên cạnh những biểu hiện trên, những người mắc bệnh đái tháo đường còn có thể gặp phải những triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, nhiễm trùng âm đạo thường xuyên ở phụ nữ, khô miệng, lâu lành vết loét hoặc vết cắt…

Một khi nhận thấy những bất thường, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và phát hiện bệnh sớm.

IV. Những ai dễ mắc chứng bệnh ?

Mặc dù bệnh tiểu đường có thể xuất hiện ở hầu hết tất cả mọi người nhưng vẫn có những nhóm người có khả năng mắc bệnh rất cao, hơn hẳn những người bình thường. Nếu bạn thuộc những nhóm người đó thì càng phải chú ý đến những biểu hiện bất thường trong cơ thể.

1. Người có tiền sử gia đình mắc tiểu đường

Trường hợp có cha mẹ hay người thân mắc bệnh tiểu đường cơ thể bạn cũng có khả năng mang gen bệnh tiểu đường và nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Thường thì tiểu đường tuýp 2 sẽ có xác suất di truyền cao hơn tiểu đường tuýp 1.

2. Người thừa cân béo phì

Bệnh tiểu đường là gì, tiếng Anh là gì, tiểu đường có mấy tuýp: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh

Những ai dễ mắc chứng bệnh tiểu đường?

Những người bị béo phì có nhiều khả năng mắc tiểu đường tuýp 2. Bởi khi cơ thể quá béo thì lượng isulin trong cơ thể và hệ thống nội tiết tố sẽ bị rối loạn dễ gây ra bệnh tiểu đường.

3. Người có bệnh mỡ máu (chỉ số lipid máu cao)

Tăng lipid máu là một trong 3 bệnh mãn tính nguy hiểm nhất hiện nay thường được gọi chung là tam cao: đái tháo đường, mỡ máu, huyết áp.

Tình trạng này chủ yếu do lượng chất béo xấu trong máu cao hơn mức bình thường sau một quá trình hấp thụ dầu mỡ cao khi ăn uống. Nếu bạn có mức lipid trong máu cao thì hãy hết sức cẩn thận với bệnh tiểu đường.

4. Người mắc hội chứng chuyển hóa hoặc hội chứng kháng insulin

Phần lớn những trường hợp mắc bệnh này là do các bệnh phát sinh dựa trên sự chuyển hóa bất thường của các chất đường, protein, chất béo dẫn đến tình trạng tăng trọng lượng, huyết áp cao, đường huyết cao, axit uric cao, mỡ máu cao, insulin máu cao, gan nhiễm mỡ.

Nếu như bạn đang có nhiều hơn 2 trong số những vấn đề thì cũng nên theo dõi sức khỏe cẩn thận bởi nguy cơ mắc đái tháo đường của bạn cao hơn những đối với những đối tượng khác.

5. Trẻ có cân nặng dưới 2,5kg khi sinh

Theo các nghiên cứu khoa học thì những đứa trẻ được sinh ra quá nhẹ cân, đặc biệt dưới 2,5kg thì sau khi trưởng thành sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch vành, hội chứng chuyển hóa và huyết áp cao hơn những đứa trẻ khác.

6. Những đối tượng khác

Những người có lượng đường trong máu cao hoặc kiểm tra dương tính với lượng nước tiểu cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khá cao.

Hoặc những người phụ nữ từng sinh nở và đứa bé nặng hơn 4kg cũng có nhiều khả năng bị tiểu đường sau khi sinh.

V. Cách phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả, an toàn

Mặc dù tiểu đường vẫn có thể chữa trị được nhưng tốt nhất các bạn vẫn nên tìm hiểu những cách phòng tránh thích hợp để bảo vệ sức khỏe một cách tối đa, hạn chế tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.

Vì thế bạn hãy tham khảo những cách phòng tránh chứng bệnh đái tháo đường dưới đây và áp dụng cho bản thân mình mỗi ngày.

Việc ăn quá nhiều các thực phẩm chứa đường và carb qua chế biến có thể đẩy nhanh tiến triển bệnh ở những bệnh nhân tiền tiểu đường. Khi đó cơ thể sẽ chuyển hóa các loại thực phẩm này thành phân tử đường nhỏ rồi hấp thụ vào máu.

Bệnh tiểu đường là gì, tiếng Anh là gì, tiểu đường có mấy tuýp: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh

Cách phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả, an toàn

Đối với những người tiền tiểu đường các tế bào trong cơ thể sẽ đề kháng lại insulin nên lượng đường trong máu vẫn khá cao. Vì thế mà tuyến tụy sẽ sản sinh nhiều insulin hơn để giảm lượng đường xuống.

Theo thời gian việc này sẽ dẫn đến hậu quả là đường và insulin đều ở mức cao, dẫn đến tình trạng tiểu đường tuýp 2.

Chế độ low-carb đã được chính minh sẽ giúp giảm đường huyết và insulin rất hiệu quả đồng thời làm tăng độ nhạy của insulin trong các tế bào, từ đó sẽ làm giảm bớt nguy cơ mắc các loại đái tháo đường khác.

Việc giảm thiểu lượng carb sẽ giúp bạn ổn định lượng đường trong máu, cơ thể sẽ cần đến insulin nhiều hơn để duy trì mức đường huyết bình thường.

Nghe như đang giảm cân nhưng việc này cũng giúp ích rất nhiều cho quá trình phòng bệnh tiểu đường của bạn. Vì thế hãy chia nhỏ khẩu phần ăn mỗi ngày, đặc biệt là với những người đang bị thừa cân.

Chất xơ vô cùng có lợi cho sức khỏe đường ruột và giúp kiểm soát cân nặng lý tưởng. Các bác sĩ cho biết nếu bổ sung nhiều chất xơ sẽ làm giảm nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường giúp duy trì lượng đường và insulin ở mức thấp trong cơ thể.

Chất xơ được phân thành 2 loại:

– Chất xơ hòa tan: có trong hệ tiêu hóa kết hợp với nước tạo thành dạng gel giúp giảm lượng thực ăn được hấp thụ, ngăn cản sự tăng đường máu quá nhanh.

– Chất xơ không hòa tan: có tác dụng hạ đường huyết và phòng bệnh đái tháo đường.

Giảm thiểu tối đa việc tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn có thể giúp bạn cải thiện rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe bao gồm bệnh tim mạch, đái tháo đường và tình trạng thừa cân dẫn đến béo phì. ‘

Mặc dù nước lọc là tốt nhất cho sức khỏe nhưng một số nghiên cứu cũng chứng minh cà phê và trà có thể hỗ trợ ngừa bệnh tiểu đường.

Bởi trong cà phê và trà có chứa những chất chống oxy hóa là polyphenol có tac dụng chống lại bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó chất chống oxy hóa EGCG trong trà xanh được chứng minh có khả năng làm giảm lượng đường trong máu, làm tăng độ nhạy insulin.

Bệnh tiểu đường là gì, tiếng Anh là gì, tiểu đường có mấy tuýp: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh

Thường xuyên tập thể dục sẽ giúp các tế bào nhạy hơn với insulin

Thường xuyên tập thể dục sẽ giúp các tế bào nhạy hơn với insulin và cơ thể sẽ cần ít insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu hợp lý hơn. Ngoài ra còn giúp cải thiện tác dụng và chức năng của insulin trong trường hợp đốt cháy 2.000 calo/ tuần.

Bạn có thể chọn các bài tập như aerobic, tập thể hình cường độ cao, rèn luyện cơ bắp… chúng đều được chứng minh có tác dụng làm giảm đường huyết và isulin ở bệnh nhân tiền tiểu đường, béo phì.

Tránh để bản thân thụ động nếu muốn hạn chế mắc phải bệnh tiểu đường. Việc ít hoạt động thể chất và ngồi quá nhiều mỗi ngày sẽ dẫn đến một thói quen ít vận động và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Điều này đã được nghiên cứu chứng minh tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở người ít thụ động cao hơn đến 91% so với người bình thường.

Chỉ cần một vài phút đứng lên khỏi bàn đi bộ trong vài phút mỗi giờ hoặc bạn có thể tự đặt ra mục tiêu thực tế cho mình, thay vì đi thang máy hãy cố gắng đi thang bộ phù hợp với sức khỏe của bản thân.

Đa số những người mắc tiểu đường tuýp 2 đều là những đối tượng thừa cân hoặc béo phì, ngoài ra những bệnh nhân tiền đái tháo đường thường có xu hướng tích tụ mỡ thừa ở vùng bụng, xung quanh gan.

Chất béo này được gọi là chất béo nội tạng có thể thúc đẩy tình trạng viêm và đề kháng insulin, gia tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Chính vì thế các bác sĩ khuyến cáo nên duy trì mức cân nặng phù hợp, hạn chế để thừa cân dẫn đến béo phì.

Có thể nói thuốc lá gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim, ung thư phổi, vú, đường tiêu hóa, tuyến tiền liệt.

Việc hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 44% ở những người hút trung bình và 61% ở những người hút hơn 20 điếu mỗi ngày.

Bệnh tiểu đường là gì, tiếng Anh là gì, tiểu đường có mấy tuýp: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh

Việc hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 44%

Đối với người hút thuốc lá thụ động thì cũng có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Nghiên cứu thực tế cho thấy sau khi bỏ thuốc 5 năm nguy cơ mắc đái tháo đường của nam giới giảm 13%, sau 20 năm nguy cơ của họ tương tương với những người chưa từng hút thuốc.

Vitamin D là một trong những nhân tố rất quan trọng giúp kiểm soát đường huyết. Các bác sĩ khuyuến cáo rằng những người thiếu vitamin D có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cực cao. Những người có hàm lượng Vitamin D trong máu thì nguy cơ mắc tiểu đường có thể giảm đến 43%.

Khi cơ thể được bổ sung vitamin D sẽ giúp cải thiện các chức năng của insulin, ổn định mức đường huyết lành mạnh từ đó làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Trẻ em được bổ sung vitamin D đầy đủ cũng giúp giảm đến 78% nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 1 so với những đứa trẻ thiếu hụt vitamin D.

Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng các loại thực phẩm giàu dưỡng chất này như cá, dầu oliu hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh năng mặt trời vào buổi sáng sớm.

Ngoài ra bạn có thể bổ sung một số loại thảo dược hoặc khoáng chất để làm tăng độ nhạy của tế bào với insulin, giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

– Nghệ

Nghệ có tính kháng viêm mạnh mẽ nên thường được sử dụng như một loại dược liệu. Do đó nghệ sẽ giúp chống viêm khớp và làm giảm dấu hiệu viêm ở những bệnh nhân tiểu đường.

Một nghiên cứu được tiến hành trên 240 bệnh nhân tiền tiểu đường khi sử dụng 750mg nghệ mỗi ngày chứng minh rằng không có ai mắc tiểu đường, trong khi đó 16,4% là tỷ lệ mắc tiểu đường ở những người không dùng nghệ.

– Berberine

Berberine là một hoạt chất xuất hiện trong một số loại thảo dược như vàng đắng, hoàng bá, hoàng liên chân gà… từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc.

Bệnh tiểu đường là gì, tiếng Anh là gì, tiểu đường có mấy tuýp: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh

Berberine là một hoạt chất xuất hiện trong một số loại thảo dược như vàng đắng, hoàng bá

Những nghiên cứu khoa học cho thấy rằng berberine có khả năng làm hạ đường huyết rất mạnh, trong cả 14 nghiên cứu các bác sĩ đều nhận thấy chúng có thể giúp hạ đường huyết tương đương với tác dụng của thuốc metformin – một loại thuốc trị tiểu đường rộng rãi.

Cơ chế hoạt động của berberine là làm tăng độ nhạy với insulin, tác động vào gan từ đó giúp ức chế việc giải phóng đường, từ đó giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường.

VI. Bệnh tiểu đường có lây không?

Đầu tiên chúng ta có thể khẳng định rằng bệnh tiểu đường không hề lây lan bởi bệnh này không gây ra do các loại vi khuẩn, vi rút hay nấm và cũng không thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm.

Thực tế vẫn có một số người nghĩ rằng bệnh tiểu đường có thể lây lan qua đường t.ì.n.h d.ụ.c, đường ăn uống hoặc tiếp xúc trực tiếp. Điều này khiến họ có một thái độ thiếu thiện cảm và giữ khoảng cách, phân biệt đối xử với những bệnh nhân tiểu đường.

Theo đó 2 nguyên nhân dưới đây được xem là nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường:

Yếu tố di truyền: theo các thống kê sức khỏe trường hợp cha hoặc mẹ mắc tiểu đường tuýp 1 thì con cái sẽ có nguy cơ mắc bệnh lần lượt là 10% và 4%.

Với tiểu đường tuýp 2 thì nguy cơ cao hơn đến trên 14% nếu như cha mẹ mắc bệnh tiểu đường trước 50 tuổi. Thậm chí nguy cơ này tăng lên đến 50% nếu cả bố và mẹ đều mắc tiểu đường.

Lối sống thiếu khoa học: đa phần những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 mắc bệnh là do thói quen ăn uống, sinh hoạt kém khoa học.

Dễ thấy nhất như lười vận động, ăn uống quá độ dẫn đến tăng cân quá mức. Từ đó khiến lượng đường trong máu tăng nhanh, khó kiểm soát và gây bệnh tiểu đường tuýp 2.

VII. Bệnh tiểu đường biến chứng nguy hiểm không?

Hầu hết những căn bệnh nguy hiểm đều để lại biến chứng, với bệnh tiểu đường cũng thế. Bệnh sẽ tiến triển dần dần, nếu bạn mắc bệnh càng lâu nhưng không kiểm soát được lượng đường trong máu thì nguy cơ biến chứng sẽ cao hơn.

Những biến chứng của căn bệnh tiểu đường này có mức độ nguy hiểm khá cao, có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng.

Bệnh tiểu đường là gì, tiếng Anh là gì, tiểu đường có mấy tuýp: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh

Bệnh tiểu đường biến chứng nguy hiểm không?

1. Các biến chứng tiểu đường nguy hiểm thường gặp

Bệnh tim mạch: tiểu đường làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch đáng kể bao gồm bệnh động mạch vàng kèm đau thắt ngực, đau tim, đột quỵ và hẹp động mạch.

Tổn thương thần kinh: lượng đường dư có thể gây tổn thương cho các thành mạch máu nhỏ nuôi dưỡng dây thần kinh, nhất là ở phần chân.

Từ đó có thể gây ngứa, rát, tê hoặc đau ở đầu ngón chân hoặc ngón tay rồi lan rộng lên trên. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây mất cảm giác hoàn toàn ở chân tay bị ảnh hưởng.

Ngoài ra còn có thể gặp phải các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy. Với nam giới có thể mắc chứng rối loạn cương dương.

Tổn thương thận: tiểu đường có thể làm hư hại hệ thống lọc chất thải ra khỏi máu của thận, một khi tổn thương nghiêm trọng sẽ dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không hồi phục đòi hỏi phải chạy thận hoặc ghép thận.

Tiểu đường biến chứng suy thận là một trong những tình trạng phổ biển nhất cũng như là nỗi sợ hãi lớn nhất của người bệnh.

Tổn thương mắt: tiểu đường gây ra những tổn thương cho các mạch máu của võng mạc còn được gọi là bệnh võng mạc tiểu đường, nguy cơ dẫn đến mù lòa. Bên cạnh đó còn một số bệnh thị lực khác như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp…

Tổn thương chân: dây thần kinh ở bàn chân hoặc lưu thông máu kém đến chân làm tăng nguy cơ gây ra các biến chứng khác nhau.

Nếu không điều trị kịp thời thì các vết cắt và mụn nước có thể dẫn đến nhiễm trùng, rất khó lành thậm chí nhiều trường hợp phải cắt
bỏ.

Các bệnh về da: người mắc tiểu đường có thể đối mặt với nhiều căn bệnh về da hơn, bao gồm cả việc nhiễm trùng do nấm và vi khuẩn.

Các bệnh về tai: mất thính giác hay một số bệnh liên quan đến thính giác cũng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường.

Bệnh Alzheimer: những người mắc tiểu đường tuýp 2 có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer nguy hiểm.

2. Biến chứng tiểu đường ở giai đoạn thai kỳ

Với những thai phụ mắc phải bệnh tiểu đường, mặc dù sinh con khỏe mạnh nhưng nếu như không điều trị hoặc kiểm soát được lượng đường trong máu có thể gây ra nhiều vấn đề không tốt với người mẹ và đứa bé.

2.1 Biến chứng tiểu đường với trẻ em, trẻ nhỏ

– Thai nhi phát triển hơn so với tuổi: lượng đường dư trong cơ thể mẹ có thể đi vào nhau thai khiến tuyến tụy của bé phát triển thêm insulin, khiến thai nhi phát triển lớn hơn so với tuổi và có thể mẹ phải sinh mổ.

– Lượng đường trong máu thấp: thỉnh thoảng một vài trường hợp lượng đường trong máu thấp gây ra tình trạng hạ đường huyết sau khi sinh do việc sản xuất insulin cao. Trường hợp này chỉ cần cho trẻ bú và tiêm glucose có thể giúp ổn định mức đường huyết.

– Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2: trong tương lai trẻ có nguy cơ mắc bệnh béo phì và tiểu đường tuýp 2 sau khi lớn lên.

– Nguy cơ tử vong: những trường hợp người mẹ mắc tiểu đường quá nặng mà không điều trị kịp thời có thể dẫn đến trẻ tử vong trước, sau hoặc ngay khi sinh.

2.2 Biến chứng tiểu đường ở người mẹ

Tiền sản giật: tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng cho cả mẹ và bé. Tiền sản giật thường đặc trưng bởi huyết áp cao, dư protein trong nước tiểu gây sưng ở chân và bàn chân.

Nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai sau: không chỉ có nguy cơ mắc lại tiểu đường thai kỳ ở lần mang thái tới mà người mẹ còn dễ tiến tiển đến bệnh tiểu đường tuýp 2 khi lớn tuổi.

VIII. Bệnh đái tháo đường hay tiểu đường có chữa được không?

1. Tiểu đường có chữa được không?

Với những tình trạng diễn biến và biến chứng nguy hiểm mà những bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc phải, chắc chắn đây là câu hỏi được nhiều người tìm kiếm nhất.

Tuy nhiên theo Giáo sư Thái Hồng Quang – Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết thì tình trạng tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 chưa thể chữa khỏi hoàn toàn bởi vì nguyên nhân gây bệnh khá phức tạp.

Bệnh tiểu đường là gì, tiếng Anh là gì, tiểu đường có mấy tuýp: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh

Bệnh đái tháo đường hay tiểu đường có chữa được không?

Với tiểu đường tuýp 1: đảo tụy là nơi sản xuất insulin sẽ bị phá hủy, không có khả năng tiếp túc sản xuất insulin nên chỉ có thể cấy ghép mới hy vọng chữa khỏi bệnh.

Với tiểu đường tuýp 2: xảy ra tình trạng rối loạn chuyển hóa ở cấp phân tử tế bào chứ không đơn giản là cao huyết áp. Trường hợp phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn tiền tiểu đường thì mới chỉ có kháng insulin và điều trị bằng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, thể thao, dùng thuốc thì có cơ hội chữa khỏi.

Nhưng nếu phát hiện muộn đến lúc bị chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 thì cơ hội chữa dứt điểm rất khó. Lúc đó tuyến tụy đã suy kiệt, thêm kháng insulin và các rối loạn chuyển hóa sẽ khiến việc kiểm soát đường huyết khó khăn hơn làm tăng nguy cơ biến chứng cao do glucose tăng giảm thất thường.

2. Liệu pháp điều trị tiểu đường theo Tây y và Đông y

2.1 Điều trị tiểu đường theo Tây y

Mặc dù không dễ dàng nhưng các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tiến hành những nghiên cứu nhằm mang lại hy vọng có thể điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường. Hiện tại có một số phương pháp theo Tây y được áp dụng như sau:

Cấy ghép tuyến tụy

Phương pháp cấy ghép toàn bộ tuyến tụy có thể áp dụng trong việc điều trị tiểu đường tuýp 1. Một khi cấy ghép thành công sẽ giúp khôi phục khả năng kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể.

Theo thống kê mỗi năm Mỹ có khoảng 1.300 ca ghép tụy thành công, trong đó 83% bệnh nhân không cần sử dụng insulin sau 1 năm cấy ghép.

Thế nhưng do nguồn tuyến tụy khan hiếm và người bệnh phải dùng thêm thuốc ức chế miễn dịch suốt đời nên vẫn có một số nguy cơ khác đe dọa đến sức khỏe.

Liệu pháp tế bào gốc

Những tế bào gốc được cấy ghép vào cơ thể sẽ phát triển thành các tế bào beta là những tế bào tuyến tụy có chức năng sản xuất insulin.

Những kết quả nghiên cứu đầu tiên cho thấy liệu pháp này mang lại hiệu quả cải thiện quá trình trao đổi glucose và tăng độ nhạy của insulin rõ rệt.

Cấy ghép tế bào beta của tiểu đảo tụy

Liệu pháp này sẽ giúp cơ thể cảm nhận được mức đường huyết trong máu đồng thời kích hoạt sản sinh lượng insulin phù hợp để điều hòa đường huyết.

Nhưng nếu áp dụng phương pháp này thì bệnh nhân sau cấy ghép phải dùng nhiều loại thuốc để duy trì tế bào ghép không bị đào thải. Do đó chỉ có 8% số bệnh nhân ghép tiểu đảo tụy có thể duy trì đường huyết ổn định.

Dùng thuốc

Theo những hướng dẫn mới từ Bộ Y tế thì các nhóm thuốc hạ đường huyết như Biguanid (Metformin, Glucophage) và Sulfonylurea (Gliclazide với các biệt dược: Diamicron, Predian…) vẫn là lựa chọn tốt nhất trong quá trình điều trị tiểu đường tuýp 2.

Bệnh tiểu đường là gì, tiếng Anh là gì, tiểu đường có mấy tuýp: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh

Dùng thuốc điều trị chứng tiểu đường

Trong một số trường hợp sau sẽ áp dụng thuốc tiêm:

Bên cạnh đó bệnh nhân còn phải tuân thủ những hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ và kết hợp theo dõi đường huyết thường xuyên để xử lý kịp thời. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường thì nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và hãy thực hiện khám sức khỏe định kỳ mỗi 3 tháng.

2.2 Điều trị tiểu đường theo Đông y

Một số nghiên cứu đã chứng minh các bài thuốc Đông y từ Mạch môn, Hoài sơn, Câu kỷ tử… có chứa một sốt hoạt chất sinh học tự nhiên có khả năng phục hồi chức năng tuyến tụy, giảm đề kháng insulin cho người bệnh tiểu đường tuýp 2.

Ngoài ra các nhà khoa học cũng tìm thấy các chất chống viêm và chống oxy hóa mạnh có khả năng ngăn chặn những biến chứng tiểu đường, nhất là biến chứng thận do tiểu đường – một trong những biến chứng nguy hiểm nhất.

Bên cạnh đó bạn còn phải chú ý điều chỉnh, xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, đồng thời dành thời gian luyện tập thể thao thường xuyên để cải thiện cân nặng và sức khỏe, góp phần vào việc điều trị và ngăn ngừa căn bệnh tiểu đường nguy hiểm cho sức khỏe.

IX. Bệnh tiểu đường có di truyền không, có truyền từ mẹ sang con ko?

Theo WHO cho biết căn bệnh tiểu đường không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng nguy cơ di truyền bệnh tiểu đường khá cao.

Do đó nếu như cha mẹ bị bệnh tiểu đường thì những đứa con có khả năng cao cũng mắc bệnh, có thể mắc phải từ khi mới sinh chưa có bất cứ dấu hiệu nào hoặc mắc bệnh sau khi trưởng thành.

Dù ở thời điểm nào thì khả năng mắc phải bệnh tiểu đường cũng cao hơn rất nhiều so với những đứa trẻ có ba mẹ khỏe mạnh.

Bệnh tiểu đường là gì, tiếng Anh là gì, tiểu đường có mấy tuýp: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh

Bệnh tiểu đường có di truyền không, có truyền từ mẹ sang con ko?

Thêm vào đó, nếu cha mẹ có những biến thể trong gen thì khi mang thai sẽ có thể mang theo những biến thể đó và gây ra bệnh tiểu đường do mắc bệnh theo gen di truyền.

1. Tiểu đường tuýp 1 có di truyền không?

Trong một gia đình, trường hợp cha mẹ đều có tiền sử bệnh tiểu đường tuýp 1 thì tỷ lệ con cái mắc bệnh này sẽ khoảng 30%.

Nếu chỉ có bố bị tiểu đường thì con sẽ bị di truyền khoảng 6%, nếu chỉ có mẹ mắc bệnh thì tỷ lệ di truyền chỉ là 4% và là 1% khi người phụ nữ trên 25 tuổi.

2. Tiểu đường tuýp 2 có di truyền không?

Những con số thống kê cho thấy tỷ lệ di truyền ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khá cao và thậm chí cao hơn gấp nhiều lần các loại khác do những yếu tố tác động từ bên ngoài. Theo đó:

– Nếu mắc tiểu đường tuýp 2 trước 50 tuổi thì tỷ lệ con cái mắc bệnh tiểu đường là 14% và nếu sau 50 tuổi thì tỷ lệ là 7%,7%.

– Nếu cha và mẹ đều mắc tiểu đường tuýp 2 thì con số tỷ lệ lên đến 50% ở con cái.

– Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ bị chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 trước 50 tuổi thì tỷ lệ con mắc bệnh là 14% và nếu sau 50 tuổi là 7,7%.

Những tỷ lệ trên có thể thay đổi tùy theo những yếu tố tác động từ bên ngoài như môi trường sống, lối sống. Chình vì thế nếu như xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học thì bạn sẽ giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh, cả bệnh tiểu đường hay những căn bệnh nguy hiểm khác.

X. Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì?

Như đã nói qua, chế độ ăn uống có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến việc điều trị và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Theo đó nếu đang phải đối mặt với căn bệnh khá nguy hiểm này, bạn cần phải lưu ý về những loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn. Điều đó vừa giúp việc điều trị dễ dàng hơn vừa hạn chế tình trạng bệnh tiến triển xấu.

Bệnh tiểu đường là gì, tiếng Anh là gì, tiểu đường có mấy tuýp: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì?

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, bệnh nhân đái tháo đường nên tăng cường bổ sung các thực phẩm như: ngũ cốc, đậu, rau củ, các loại cá, đậu nành, vừng, các loại trái cây tươi giàu vitamin…

Ngoài ra nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm như: bánh ngọt, kẹo, nước ngọt có gas, các loại đồ ngọt nhân tạo, cơ, phở, bún, thịt mỡ, lòng đỏ trứng gà, pho mát, những thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

Bên cạnh đó sữa, các loại trái cây sấy khô, rượu bia cùng một số đồ uống có cồn cũng là những thực phẩm mà người bệnh đái tháo đường không nên tiêu thụ.

Để biết rõ hơn về những loại thực phẩm mà người bệnh tiểu đường nên ăn và không nên ăn, hãy theo dõi bài viết tại đây.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin vô cùng hữu ích đến các bạn về một trong những căn bệnh nguy hiểm và nhiều biến chứng, bệnh đái tháo đường.

Hãy tìm hiểu thật cẩn thận để tìm được cách phòng tránh, ngăn chặn cũng như điều trị tối ưu nhất và bảo vệ sức khỏe của mình và những người thân yêu. Đừng quên chia sẻ để bạn bè cũng biết bạn nhé!

Thuật ngữ về bệnh tiểu đường (Đái tháo đường) trên Wikipedia

Diabetes mellitus, Diabetes mellitus type 2, Diabetes mellitus type 1, Blood sugar level, Hyperglycemia, Gestational diabetes, Insulin, Prediabetes, Glycated hemoglobin, Insulin resistance, Endocrine pancreas, Endocrine system,

Clinical medicine, Diabetes, Medical specialties, Health, Diseases and disorders, Disorders of endocrine pancreas, Medicine, Endocrine, nutritional and metabolic diseases, Diabetes management, Obesity, Epidemiology, Maturity onset diabetes of the young, Hyperosmolar hyperglycemic state, Metformin,

Cardiovascular disease, Healthy diet, Health sciences, Anti-diabetic medication, Complications of diabetes, Pancreas, Endocrine diseases, Endocrinology, Hypoglycemia, Diabetic ketoacidosis, Glycogen, Glucose test, Diabetic retinopathy, Childbirth, RTT, Polydipsia, Kidney disease, Birth defect,

Exercise, Diabetic neuropathy, Fetus, Hormone, Beta cell, Preventive healthcare, Dieting, Chronic kidney disease, Retinopathy, Large for gestational age, Disease, Adipose tissue, Glucose tolerance test, Biology, Weight loss, Metabolic disorders, Pregnancy, Autoimmunity, Medication,

Kidney transplantation, Stroke, ACE inhibitor, Gluconeogenesis, Peripheral neuropathy, Antihypertensive drug, Public health, Blood pressure, Clinical trial, Diabetes in cats, Determinants of health, Diabetic diet, Hypertension, Kidney, Hypercholesterolemia, Nutrition, Carbohydrate,

Angiotensin II receptor blocker, Death, Dehydration, Biochemistry, Cystic fibrosis, Polyuria, Body mass index, Diabetic foot, Surgery, Ageing, Diabetic foot ulcer, Pancreatic islets, Chronic condition, Blood, Pancreatitis, Thirst, Glucocorticoid, Pain, Fatigue, Liver, Glaucoma, Glucagon, Food and drink,

Human diseases and disorders, Impaired fasting glucose, Saturated fat, Visual impairment, Prenatal development, Glucose, Peptic ulcer disease, Genetic disorder, Paresthesia, Health care, Diabetes in dogs, Glucagon-like peptide-1, Diet (nutrition), Genetics, Bariatric surgery, Chronic pancreatitis, Muscle,

Artery, Tobacco smoking, Proinsulin, Organs (anatomy), Insulin-like growth factor 1, Gene, Pancreatic cancer, Mutation, Urine, Waist–hip ratio, Hemoglobin, Insulin analog, Risk, Nausea, Cholesterol, Organ transplantation, Adrenergic receptor, Infection, Dietary fiber, Whole grain, Aspirin, Adverse effect,

Diabetes insipidus, Nutrition transition, Peripheral artery disease, Dose (biochemistry), Neoplasm, Autoimmune disease, Virus, Life sciences, Diabetic nephropathy, Metabolism, Autoantibody, Medical treatments, Hyperthyroidism, Sedentary lifestyle, Labor induction, Soft drink, Eating, Cat,

Infant respiratory distress syndrome, Intravenous therapy, Inhalable insulin, Medical diagnosis, Acromegaly, Symptom, Coronary artery disease, Pharmaceutical industry, Red meat, Food, Blood vessel, Receptor (biochemistry), Meat, Mole (unit), Fat, Food and Drug Administration, Eye, Physiology,

Mitochondrial DNA, Polyunsaturated fat, Injection (medicine), Cell (biology), Impaired glucose tolerance, Glycogenolysis, Traumatic brain injury, Dog, Thyroid, Angiotensin, United States, Cataract, Eating behaviors of humans, Management of obesity, Kidney failure, Iron overload, Emergency department,

Incidence (epidemiology), Adult, Proximal diabetic neuropathy, Human weight, Hypotension, Glucagonoma, General practitioner, Headache, Digestion, Brain damage, Angiotensin-converting enzyme, Goal,

Prevalence, Sweetness, Hyperalimentation, Diarrhea, Epidemiology of diabetes, Altered level of consciousness, Bariatrics, Animal anatomy, Mitochondrion, Sensitivity and specificity, Honey, Human physiology, Appetite, Statin, Hunger, Galen, Gluten

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here