Các bé thường cảm thấy khó khăn khi bắt đầu học bảng chữ cái. Nhiều bé ham chơi nên khi vào lớp 1 cũng không thể theo kịp các bạn trong lớp. Điều này khiến các bậc phụ huynh rất lo lắng. Trong bài viết này, mời bạn cùng mình tìm hiểu cách học bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn nhanh, đơn giản nhất cho các bé.
1. Chuẩn bị bảng chữ cái
Trước khi được làm quen với bảng chữ cái, hầu hết các bé đều tiếp xúc gần hết các màu sắc, con vật và có khả năng nhận diện được những thứ đó.
Chính vì thế, để bé dễ tiếp thu bảng chữ cái, các bố mẹ nên cho bé bảng chữ cái có in hình các con vật ngộ nghĩnh, các loài cây, hoa quả phổ biến trong đời sống, tự nhiên.
Mỗi lần bé nhớ đến 1 con vật, 1 loại quả hay 1 đồ vật, bé sẽ hình dung ra chữ cái tương ứng trong bảng. Điều này giúp bé cảm nhận bảng chữ cái giống như thế giới tự nhiên bên ngoài, rất đỗi đơn giản, bình thường.
Ngoài ra, hiện nay có nhiều loại bảng chữ cái hiện đại. Một trong số đó là bảng chữ cái có âm thanh đọc mỗi khi bé chạm tay vào. Bé sẽ thấy thú vị với những nút bấm đó.
2. Học đi đôi với hành
Khi gặp một chữ cái trong cuộc sống, các văn bản giấy tờ hoặc biển hiệu trên đường phố, các bậc phụ huynh có thể cho bé vận dụng bằng cách đọc chữ cái và nhận diện chữ thường, chữ hoa khi đi chơi, đi dạo hay đi siêu thị…
3. Tận dụng học ở mọi nơi
Các mẹ có thể cho bé học chữ cái trên chai nước ngọt, trên hộp sữa, trên các gói bánh, kẹo hoặc thậm chí tại các biển hiệu gặp trên đường.
Bé tiếp xúc nhiều với các đồ chơi quen thuộc ở nhà sẽ dần nhàm chán. Thay đổi môi trường học tập giúp em tăng khả năng sáng tạo và thoải mái tiếp thu hơn. Một số địa điểm lý tưởng khác mà các mẹ có thể cho bé học các chữ cái là: cung thiếu nhi, công viên, vườn bách thú…
4. Tạo không gian học thoải mái
Hầu hết các bé chưa nhận thức được việc học có giá trị như thế nào. Mà các bé sẽ chỉ hiểu đó là một phản xạ tự nhiên ham học hỏi, tò mò của cơ thể. Bé cảm thấy tò mò sẽ tiếp tục khám phá. Chính vì thế các mẹ đừng nên bắt ép trẻ học bảng chữ cái khi bé không thích. Nên để cho bé có một không gian học thoải mái. Bé sẽ cảm thấy đó là một trò chơi hấp dẫn chứ không phải một môn học gây áp lực cho bé.
Tạo không gian học thoải mái
Các bậc phụ huynh cũng không nên mắng hay đánh trẻ khi bé tỏ thái độ không hợp tác. Vì sau những lời mắng, đánh bé sẽ cảm thấy đó là một nỗi sợ mà những lần tới, chỉ cần nhìn thấy sách, bảng chữ cái thôi là bé sẽ khóc hoặc lo lắng.
Các mẹ cũng không nên trách hay tỏ không vui khi bé phát âm chưa chuẩn. Hầu hết các bé đều phát âm chữ cái bị ngọng hoặc lệch.
Bé sẽ dần hoàn thiện âm ngữ của mình khi bé lên 6 tuổi. Các mẹ cũng đừng quá lo lắng mà bắt ép trẻ phát âm thật chuẩn như người lớn. Điều đó khiến bé cảm thấy tự ti với khả năng của bản thân và không muốn tiếp tục học.
5. Học chữ qua việc đọc sách cho bé
Ngay từ khi bé còn rất nhỏ, nhiều bậc phụ huynh cũng kể chuyện cho bé nghe trước khi đi ngủ. Đây là một thói quen rất tốt giúp bé phát triển tư duy và trí óc sáng tạo sau này. Đừng dừng lại ở đó, khi bé khoảng 3 tuổi, các mẹ có thể cho bé dần làm quen với mặt chữ trong các cuốn truyện hấp dẫn mà bé được nghe.
Các mẹ có thể vừa đọc vừa chỉ vào chữ để bé thấy được hình ảnh của chữ cái kết hợp với âm thanh mà mẹ phát ra. Bé sẽ ghi nhớ và học rất nhanh. Sau khi đọc xong các câu chuyện, mẹ có thể chơi trò chơi tìm kiếm chữ cái trong truyện vừa nghe. Bé sẽ cảm thấy thích thú và hấp dẫn với mỗi câu chuyện khác nhau.
Dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt đòi hỏi bố mẹ phải có sự kiên trì. Bé thông minh sẽ tiếp thu nhanh hơn. Thế nhưng đa số các bé đều ham chơi nên hãy tạo cho con mình một cảm giác thoải mái nhất khi học nhé. Phương châm cho trẻ : Học mà chơi, chơi mà học là một trong những tiêu chí hàng đầu mà theo nguồn website thuthuatnhanh.com khuyên bậc phụ huynh.