10 Bí quyết tips rất hữu hiệu đó là chỉ cần nghe và trả lời đúng theo câu hỏi. Ở phần này, cái khó là bạn phải đối mặt với người chấm thi nên áp lực tâm lý có thể làm bạn không thực hiện tốt. Nếu bạn cố nhớ và làm theo các lời khuyên phức tạp, chắc chắn sẽ bị lúng túng, lo lắng. Hãy cứ càng đơn giản hóa nó càng tốt.
Đâu là lời khuyên tốt nhất cho kĩ năng nói trong bài thi IELTS?
Có rất nhiều bí quyết cho phần thi này nhưng quan trọng là có thực hiện nghiêm túc và chuẩn bị đúng cách hay không. Một điều đáng chú ý là hầu hết các diễn đàn về IELTS đều tràn ngập các câu hỏi về phần thi viết nhưng lại rất ít câu hỏi về phần thi nói. Mà các lỗi sai thí sinh hay mắc phải không chỉ tồn tại trong bài viết mà còn còn có ở cả phần nói.
1. Trong lúc thi – nghe kỹ rồi mới trả lời
Một bí kíp rất hữu hiệu đó là chỉ cần nghe và trả lời đúng theo câu hỏi. Ở phần này, cái khó là bạn phải đối mặt với người chấm thi nên áp lực tâm lý có thể làm bạn không thực hiện tốt. Nếu bạn cố nhớ và làm theo các lời khuyên phức tạp, chắc chắn sẽ bị lúng túng, lo lắng. Hãy cứ càng đơn giản hóa nó càng tốt.
Ví dụ câu hỏi dưới đây: Eg “What sports did you play as a child?”
Ta có thể dễ dàng thấy là câu hỏi ở thì quá khứ, thì tất nhiên người chấm thi sẽ chỉ chấp nhận những câu trả lời ở thì quá khứ mà thôi.
2. Trước kỳ thi – luyện tập thật nhiều
Cần phải luyện tập nhuần nhuyễn để các kỹ năng sẽ được tự động áp dụng trong lúc thi. Các bí quyết chỉ được ứng dụng thành công khi nào bạn luyện tập đủ. Tuy nhiên, bạn cũng phải chắc chắn các kỹ năng mình luyện là kỹ năng đúng – vì mỗi câu hỏi trong phần thi nói cần một kỹ năng khác nhau.
3. Ngay trước lúc thi – hãy nói tiếng Anh
Vấn đề đối với nhiều người thi IELTS đó là họ không nói tiếng Anh đúng cách, mà họ nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ rồi mới dịch sang tiếng Anh để nói. Lời khuyên ở đây rất đơn giản đó là trước khi đi thi hãy nói tiếng Anh để lúc thi cảm thấy thoải mái và việc tư duy bằng tiếng Anh dễ dàng hơn.
4. Bí quyết quan trọng – mở rộng câu trả lời theo đúng chủ đề
Lời khuyên này rất quan trọng mà nhiều thí sinh cần lưu ý. Không nên hỏi gì trả lời câu hỏi một cách cộc lốc và quá ngắn gọn, phải biết mở rộng câu trả lời, nhưng vẫn nằm trong phạm vi câu hỏi. Ví dụ, câu trả lời sau đây không lạc chủ đề nhưng vẫn không được chấp nhận:
Câu hỏi:” How many languages do you speak?”
Trả lời: “Two. Chinese and English.”
Tuy nhiên, câu trả lời quá dài cũng không phải là lựa chọn tốt. Đơn giản vì “nói dài, nói dai sẽ thành nói dại”
5. Nói bằng ánh mắt
Phần lớn con người ta giao tiếp không bằng lời nói hay văn bản. Bạn sẽ làm cho người chấm thi ấn tượng nếu biết thể hiện mình là một người giao tiếp tốt. Phần thi của bạn sẽ kém xuất sắc nếu bạn không biết giao tiếp bằng mắt qua các câu trả lời.
6. Đừng học thuộc trước câu trả lời
Nhiều người ôn thi bằng cách học trước các câu trả lời. Đừng làm vậy. Người chấm thi sẽ dễ dàng nhận ra được điều đó vì bạn nói sẽ không tự nhiên, và điểm thi sẽ rất tồi tệ.
7. Nếu không hiểu rõ câu hỏi – hãy hỏi lại
Đây là phần thi nói chứ không phải thi nghe. Thế nên nếu bạn không nghe hoặc chưa thực sự hiểu câu hỏi, hãy hỏi lại người chấm thi hoặc nhờ họ giải thích, yên tâm là bạn sẽ không bị trừ điểm đâu. Nếu cứ cố trả lời trong khi không hiểu câu hỏi, bạn sẽ làm cho câu trả lời trở nên tạp nham, rời rạc.
8. Hãy cho mình thời gian để nghĩ trước khi nói – trả lời theo form của câu hỏi
Trong câu hỏi thứ 1 và thứ 3 bạn không có thời gian nghĩ câu trả lời, mà bắt buộc phải đưa ra câu trả lời ngay khi câu hỏi kết thúc. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải trả lời ngay lập tức, bạn có thể bắt đầu bằng cách nhắc lại câu hỏi và bình luận chút ít về câu hỏi.
Ví dụ: “What did I enjoy doing as a child? Let me see…”
“That’s not something I’ve thought about before. It’s an interesting question”.
Vừa có thêm thời gian để nghĩ vừa được tiếng là người biết giao tiếp. Không những thế, nó còn giúp bạn trả lời câu hỏi theo đúng hướng.
9. Hãy sửa ngay khi phát hiện có lỗi sai
Nếu nói xong mà thấy mình sai hãy sửa lại ngay lập tức. Điều đó sẽ làm cho người chấm thi thấy được khả năng kiểm soát ngôn ngữ của bạn. Nhưng nếu biết sai mà không biết sửa thế nào thì tốt nhất là nên cho qua, đừng cố đoán mò rồi sửa đi sửa lại nhiều lần để rồi lỗi bé thành lỗi lớn.
10. Đừng quá thoải mái – đây không phải là cuộc trò chuyện bình thường hàng ngày
Đây là một kỳ thi, và bạn cần phải thể hiện được khả năng nói tiếng Anh tốt nhất có thể. Nếu quá thoải mái sẽ trở nên không nghiêm túc, và lúc đó điểm sẽ không như mình mong đợi.
Bạn cần phải hiểu rằng đây không thực sự là một cuộc trò chuyện hay đối thoại giữa 2 người, mà nó là một cuộc phỏng vấn trong đó có một người nói và một người nghe mà thôi.
Còn cuộc trò chuyện thường ngày lại khác hoàn toàn: bạn nói và sau đó người kia tiếp tục nói, 2 người cùng bàn luận về một vấn đề và lượng thông tin mà 2 người chia sẻ đều tương đương nhau, chứ không có chuyện chỉ có một người nói trong một thời gian dài, còn người còn lại chỉ nghe mà không bàn luận gì.