YÊU CẦU SỰ GIÚP ĐỠ VÀ ĐÁP LẠI LỜI YÊU CẦU GIÚP  ĐỠ

0
1369

Vậy là chặng đường tiếng Anh giao tiếp của ENG4 đang được hoàn thành với những giai đoạn cuối cùng rồi! Nếu như ở bài trước , các bạn đã học về cách phàn nàn và đáp lại lời phàn nàn trong tiếng Anh, thì ở bài nãy, hãy thực hiện nốt những bước chân cuối cùng tới vạch đích với cách người bản xứ yêu cầu sự giúp đỡ và đáp lại lời yêu cầu này.

1 – YÊU CẦU SỰ GIÚP ĐỠ TRONG TIẾNG ANH

Ở bài học này, chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn những cách biểu đạt thông dụng, cũng như các cụm từ để thông báo cho người khác biết mình đang ở tình thế cần sự giúp đỡ từ họ. Nào, hãy cùng tìm hiểu chúng là gì!

Modal verb (can / could / would)

Đơn giản nhất, bạn có thể sử dụng động từ khuyết thiếu vừa được liệt kê ở trên với ý nghĩa

“việc gì đó có thể xảy ra hay không”.

Ví dụ:

Could you help me? (Bạn có thể giúp tôi được không?)

Give Sb a hand/ lend Sb a hand / help Sb out / Do sb a favour 

(giúp đỡ ai đó một tay)

Ví dụ:

I really need to translate these document into English? Can you help me out?

or Can you give me a hand?

(Tớ đang cần dịch đống tài liệu này sang tiếng Anh, cậu có thể giúp tớ một tay được không?)

Can you do me a favour of picking this heavy package?

(Anh có thể giúp tôi nhấc cái kiện hàng nặng này được không?)

Would / Do you mind + V-ing?

Nếu các bạn còn nhớ, thì Would you mind + …? (Bạn có phiền ….?) cũng là một cách rất đơn giản mà lịch sự để hỏi xin sự giúp đỡ từ người khác đấy.

Ví dụ:

Would you mind helping me with this suitcase?

(Anh có phiền nếu giúp tôi xách hành lý không?)

Để yêu cầu sự giúp đỡ, bạn có thể thay thế “help + with” với một số những từ đồng nghĩa khác như: assist, aid …+in, nhưng chú ý cách lựa chọn giới từ đi kèm với chúng nhé!

Từ “please” có thể được dùng làm tăng mức độ khẩn thiết của lời yêu cầu, và một cũng khiến cho câu nói được nêm đậm tính lịch sự đấy! Ví dụ: “Can you help me?” V.s “Can you please help me?”- nghe thật khẩn thiết và lịch thiệp phải không?

2 – ĐÁP LẠI LỜI YÊU CẦU TRONG TIẾNG ANH

Thông thường, chúng ta luôn sẵn sàng khi được yêu cầu giúp đỡ, và thể hiện điều đó thông qua những cách biểu đạt. Tuy nhiên, hi hữu là bạn không thể giúp đỡ người đó trong thời gian ấy.

Bài học xin được kết thúc ở đây. Khối lượng kiến thức tuy có nhẹ hơn các bài học khác nhưng nó vẫn giữ vai trò quan trọng ngang bằng với các kiến thức ở bài học trước đấy! Các bạn hãy luyện tập chăm chỉ về yêu cầu sự giúp đỡ và đáp lại với những người cung quanh để không bị lúng túng khi cần vận dụng đến nhé!

Bài học sau hứa hẹn đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích với Lời cảnh báo và đe dọa, đừng quên tiếp tục theo dõi nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here