Đây là bài chia sẻ của cô Hoài Thu – người đã đạt 975 TOEIC khi mới là sinh viên năm nhất đại học Ngoại Thương. Cô Hoài Thu cũng là đại biểu Việt Nam tham gia chương trình khởi nghiệp Kawai tại Malaysia 2015 và nhận Học Bổng Fulbright Summer School hè 2015 đó các bạn!
************************************
Đối với các bạn sinh viên hiện nay, chứng chỉ TOEIC có lẽ đã trở nên vô cùng quen thuộc và gắn bó với các bạn xuyên suốt thời gian học tập. Chúng mình cần bằng TOEIC để ra trường, cần bằng TOEIC để có thể đi xin việc, cần TOEIC để apply cho các chương trình học Master hay các chương trình trao đổi với nước ngoài,… Vậy làm sao để đạt 990 điểm TOEIC hoặc hơn để tự tin đón nhận các thử thách trong tương lai?
Sau đây, mình xin chia sẻ một chút kinh nghiệm học và thi TOEIC của mình, mong các bạn có thể tìm được một phần nào đó phù hợp với bản thân và vận dụng thành công nhé
Đối với mình, việc học TOEIC là cả 1 quá trình, và với mình đến với TOEIC sẽ trải qua 4 giai đoạn rất hay, đó là: Biết – Quen – Thân – Thương
Lộ trình học TOEIC
1. Giai đoạn 1: Biết
Muốn làm bất cứ một điều gì tốt, bạn đều cần tìm hiểu, biết rõ về nó để có định hướng tốt nhất, và đối với việc học TOEIC cũng vậy. Với người bắt đầu, trước tiên bạn cần tìm hiểu rõ cấu trúc và yêu cầu của 7 part trong bài thi TOEIC, bạn có thể đọc thông tin này trong quyển hướng dẫn thi TOEIC của IIG.
2 kỹ năng quan trọng nhất để làm tốt bài thi TOEIC đó là nghe – hiểu và đọc – hiểu. Bài thi TOEIC khá nặng về ngữ pháp và từ vựng, vì TOEIC là chứng chỉ Tiếng Anh dành cho người đi làm nên vốn từ vựng sử dụng và ngữ cảnh của các bài hội thoại, đọc hiểu sẽ thường liên quan đến chủ đề công sở, họp mặt,…
2. Giai đoạn 2+3: Quen + Thân
Giai đoạn này là giai đoạn lâu và vất vả nhất nhưng nếu bạn đã kiên trì và vượt qua được thì kết quả chắc chắn sẽ rất xứng đáng.
Bước 1: Review tổng thể các mảng ngữ pháp quan trọng.
Trong không chỉ phần đọc, trắc nghiệm ngữ pháp mà để có thể nghe hiểu được bạn đều cần có một nền tảng ngữ pháp vững vàng. Thời học cấp 3, nếu các bạn học khối A và chỉ được tiếp cận với Tiếng Anh qua sách giáo khoa, kiến thức khá rời rạc thì đây chính là lúc các bạn cần bắt đầu hệ thống lại tất cả ngữ pháp. Những phần ngữ pháp bạn cần chú ý nhất đó là: 13 thì, danh từ, danh động từ, tính từ, trạng từ, câu điều kiện, mệnh đề quan hệ, bị động, đảo ngữ. Để ôn luyện và làm bài tập thực hành, các bạn có thể dùng quyển Grammar in Use vừa có ngữ pháp tóm tắt và rất nhiều bài tập thực hành theo chuyên đề.
Bước 2: Tích lũy vốn từ vựng cần thiết
Bên cạnh ngữ pháp thì từ vựng chắc chắn là một điều bạn không thể bỏ qua. Vốn từ vựng cần phải được bổ sung, ôn lại hằng ngày và liên tục trong một thời gian dài. Để học có hiệu quả, mình nghĩ bạn có thể chuẩn bị một quyển vở riêng để ghi từ mới, mỗi trang đều chia 2 cột, 1 cột ghi từ tiếng anh, 1 cột ghi nghĩa. Bạn có thể bắt đầu với quyển “600 essential words for the TOEIC Test”
Tuy nhiên từ vựng trong quyển này còn khá căn bản, chưa được đi chuyên sâu vào bất cứ mảng nào. Vì vậy một công việc không thể thiếu được đó là bạn liên tục ghi chép lại tất cả các từ mới bạn gặp trong đề luyện, tra từ điển nghĩa, các dùng đầy đủ và học thuộc.
Bên cạnh đó, bạn có thể học từ vựng các chủ điểm TOEIC đã được phân chia rõ ràng qua hệ thống online hiện đại. Hệ thống từ vựng được cung cấp trên cả máy tính và điện thoại giúp bạn học tập được mọi lúc mọi nơi. Hệ thống từ được chia theo các thang điểm khác nhau 350, 500, 650, 800 giúp bạn định hình rõ hơn mục tiêu thi và lượng từ cần học của mình. Các từ vựng đều được mô tả bằng hình ảnh, kèm file âm thanh và ví dụ cụ thể trong đề thi TOEIC đảm bảo khả năng ghi nhớ của bạn với từ đạt mức tối đa trong khi bạn không bị căng thẳng học từ.
Mỗi ngày bạn có thể dành từ 30 phút đến 1 tiếng để học từ mới và duy trì trong suốt quá trình ôn TOEIC để có thể tiến bộ nhanh nhất.
Bước 3: Song song với việc học ngữ pháp, từ vựng, bạn hãy làm quen với đề thi TOEIC và luyện nghe
Giáo trình cho giai đoạn này bạn có thể sử dụng cuốn Starter TOEIC
Quyển này khá cơ bản, phù hợp với mức độ những người mới bắt đầu. Cách học: bạn bật audio nghe tả tranh hoặc nghe hội thoại và chọn đáp án hết 1 lượt, sau đó đọ bài của mình với đáp án, khoanh lại các câu sai, nghe đi nghe lại đoạn audio, đọc kỹ script, ghi lại hết các từ mới và phân tích mình đã nghe sai ở đâu.
Một số đầu sách khác mà bạn có thể tham khảo: TOEIC Analysit, Longman preparation for the TOEIC Test.
Bên cạnh đó, để luyện kỹ năng nghe bạn nên sử dụng phương pháp tắm ngôn ngữ. Mình đã thử và cảm thấy hiệu quả rõ ràng, bạn chỉ cần bật audio file tiếng anh ở mọi lúc mọi nơi, khi bạn đang nấu cơm, trước khi đi ngủ, lúc đọc sách,… Công việc này đơn giản, chưa có hiệu quả ngay bởi ban đầu khi nghe bạn có thể không hiểu gì nhưng trong thời gian dài, bạn sẽ nhận ra càng ngày mình càng vô thức nghe hiểu được nhiều đoạn trong đó hơn và đồng thời cũng tự sửa được những lỗi phát âm sai của bản thân.
Các nguồn lấy file nghe phù hợp:
Bạn sẽ mất khoảng 6 tháng, trung bình mỗi ngày 3 giờ đồng hồ tự học tiếng Anh để thực hiện 3 bước trên, như vậy là bạn đã bắt đầu khá quen với bài thi TOEIC, sau đó bạn có thể tiếp tục luyện tập với các sách có độ khó tăng dần như Longman Preparation Series for the TOEIC Test, bộ Tomato TOEIC. Đồng thời trong giai đoạn này, bạn cần liên tục bổ trợ cho mình các phần ngữ pháp nâng cao, như câu điều kiện đặc biệt, câu bị động đặc biệt, danh động từ, động từ nguyên mẫu để có thể đạt kết quả cao hơn.
3. Giai đoạn 4: Thương
Sau 3 giai đoạn cơ bản vừa rồi, giai đoạn 4 này chính là lúc để bạn bứt phá. Mình rất thích một câu nói “Practice makes perfect” và giai đoạn này chính là lúc bạn để bạn luyện tập và nâng cao điểm số bài thi. Bạn sẽ không luyện theo từng part trong bài thi TOEIC mà nên luyện đề full test, ngồi đúng 2 giờ đồng hồ liên tục, làm bài thi nghiêm túc và sau đó đọ đáp án, khoanh lại tất cả những câu sai và tra từ đầy đủ để học. Bài thi TOEIC không quá khó và thiên về ngữ pháp nâng cao mà điều thường khiến các bạn sinh viên cảm thấy khó khăn là do áp lực thời gian. Trong 2 tiếng liên tục nghe và đọc không nghỉ ngơi sẽ khiến đầu óc khá mệt mỏi và do vậy nếu không có chiến thuật phân bổ thời gian phù hợp cũng như kỹ năng, càng về cuối bạn sẽ càng đuối và kết quả làm không tốt. Hãy “thương – yêu” TOEIC và coi nó như một người bạn hằng ngày, chỉ bằng cách luyện tập, bạn mới có được kỹ năng làm bài thi, tinh thần ổn định cũng như vốn từ vững được gia tăng.
Nếu bạn đã có nền tảng ngữ pháp từ trước thì hoàn toàn có thể tư ôn luyện TOEIC tại nhà theo hướng dẫn các sách như trên mình đã nói. Với các bạn khối A hoặc muốn ôn thi TOEIC nhanh hiệu quả cao, Eng4 có thể tư vấn phương pháp và sắp xếp lớp trình phù hợp trình độ, điểm số mong muốn của bạn. Giáo trình cho mỗi khóa học được phân theo các trình độ 350, 500, 650 và các phần ngữ pháp sẽ được chọn lọc trọng tâm, sát 90 % với đề thi TOEIC. Quan trọng hơn hết, các thầy cô những người đã học thật thi thật nhiều lần sẽ giúp các bạn trang bị các chiến thuật làm bài thi, cách học hiệu quả và giúp bạn rút ngắn thời gian học để đạt hiệu quả như mong muốn. Hệ thống học online hiện đại số 1 Việt Nam bao gồm trên web và điện thoại kết hợp với các lớp học tương tác với giáo viên sẽ rút thời gian chinh phục điểm số TOEIC khủng của bạn.
Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm học TOEIC của mình, hy vọng phần nào đó hữu ích cho các bạn. Chúc các bạn tìm được phương pháp học phù hợp nhất với bản thân và đạt kết quả bài thi TOEIC như mong muốn nhé!