Mẹo làm bài thi TOEIC – Part 2: Hỏi đáp

0
1406

Part 2 – Hỏi Đáp là một phần thi đơn giản nhưng tương đối khó với các bạn luyện thi TOEIC. Vậy làm sao để làm phần này vừa nhanh vừa chính xác? Hãy cùng tìm hiểu các mẹo làm bài thi TOEIC Part 2 trong bài viết này nhé!

Mẹo thi TOEIC #1:

Lắng nghe thật kĩ từ hỏi trong bài nghe: when (khi nào), who (ai), where (nơi chốn) hay how (cách thức)
Bạn thực hiện mẹo này như thế nào?

Khi nghe một câu hỏi, bạn phải nắm bắt nhanh từ để hỏi trong câu là gì?

• When: hỏi về thời gian;
• Who: hỏi về người;
• Where: hỏi về nơi chốn;
• How: hỏi về cách thức.
Điều này sẽ giúp bạn có thể đoán được câu trả lời tốt hơn trong tình huống bạn không nghe được toàn bộ câu hỏi.

Lưu ý:

Bạn sẽ phải nhớ cả câu hỏi lẫn 3 lựa chọn nên có trí nhớ ngắn hạn tốt là 1 lợi thế. Vì vậy, sau khi đã nắm bắt được ý của câu hỏi hỏi về việc gì, khi các lựa chọn được đọc lên, nếu lựa chọn nào thấy sai thì quên ngay và tập trung nghe lựa chọn tiếp theo. Không nên mải mê lo nhớ đáp án cũ mà quên việc nghe đáp án mới bạn nhé.

Và một điều nữa hay gặp trong phần nghe thứ hai này. Đó chính là câu trả lời đúng có thể sẽ rất ngắn chứ không nhất thiết phải là một câu đầy đủ Subject – Verb – Object.

Ví dụ:
Bạn sẽ nghe:
Where should we put this advertisement? → Chúng ta nên đăng quảng cáo này ở đâu?
A. They’re having a sale. → Họ đang bán đấy.
B. In the local paper. → Ở báo địa phương
C. He’s wearing a suit and tie. → Anh ấy đang mặc bộ com-lê và cà vạt.

Sau đó, nếu bạn nghe được rõ từ hỏi trong câu này là “Where”, thì việc lựa chọn giữa 3 đáp án sẽ dễ dàng hơn. Where là hỏi về địa điểm, khi bạn nghe câu A hoàn toàn không nhắc gì về địa điểm, B nói về địa điểm thì khả năng đáp án là B rất cao. Chỉ cần bạn nghe thêm C xem xem có nói về địa điểm không. Và C lại nói về cách ăn mặc → chọn B. Và một điểm nữa, rõ ràng ở câu A và C đáp án có đầy đủ chủ ngữ vị ngữ nhưng nội dung lại không liên quan đến câu hỏi nên chúng ta vẫn không chọn 2 đáp án này.

Mẹo thi TOEIC #2:

Càng về sau, mức độ khó của câu hỏi cũng tăng dần. Câu trả lời sẽ không trả lời trực tiếp cho câu hỏi mà sẽ gián tiếp hơn.
Ngoài nghe được ý của câu hỏi, ở các câu hỏi sau bạn cần phải tập trung cao độ hơn để nghe chính xác nội dung câu hỏi là gì vì có thể các câu trả lời sẽ không còn trực tiếp như các câu ở phần đầu. Cho nên khi nghe câu hỏi, bạn phải nhớ liền nội dung của nó là gì để sau khi nghe các đáp án sẽ loại được các đáp án không hợp văn cảnh.

Ví dụ:

Bạn sẽ nghe:

This item is on sale this week, isn’t it? → Món hàng này giảm giá tuần này đúng không?
A. No, that was last week. → Không, tuần trước lận.
B. Yes, on the ocean. → Uhm, ở đại dương.
C. In aisle six. → Ở quầy hàng số 6.
Nếu bạn không nghe được rõ câu hỏi trên liên quan đến việc giảm giá của tuần này thì bạn sẽ rất khó chọn được câu trả lời đúng, vì ở câu A người ta không lặp lại nguyên văn cho bạn mà người ta chỉ nói tắt “that was last week”. Họ đã rút gọn câu “that was on sale last week” thành “that was last week”, nên nếu bạn không nghe rõ được câu hỏi thì chắc hẳn việc lựa chọn đáp án cho câu này sẽ rất đau đầu.
Đừng bao giờ cho rằng câu trả lời sẽ phải luôn trả lời trực tiếp cho câu hỏi. Như hỏi “Có / Không” thì không phải lúc nào cũng luôn bắt đầu với Có hoặc Không; hỏi thời gian thì sẽ luôn nhận được thời gian. Đôi khi câu đúng sẽ là những câu trả lời gián tiếp hoặc là những câu mang tính chất hỏi ngược lại người hỏi.

Ví dụ:
Can I see the doctor today? → Tôi có thể gặp bác sĩ hôm nay không?
A. No, it’ll be finished tomorrow. → Không, nó sẽ được hoàn thành vào ngày mai.
B. Sorry, I’m not feeling well. → Xin lỗi, tôi không được khoẻ.
C. Have you made an appointment? → Bạn đã đặt lịch hẹn chưa?
Nếu chúng ta khăng khăng rằng đây là câu hỏi có/không và tìm đáp án ở những câu có từ Yes hoặc No thì chúng ta đã bị mắc bẫy của đề bài. Đáp án ở đây lại là C – một câu hỏi ngược lại người hỏi ban đầu.
Ngoài ra phần 2 là một phần rất hữu dụng đối với những bạn quan tâm đến giao tiếp. Những mẫu hỏi – đáp của phần 2 rất thực tế và mang tính áp dụng cao. Do đó, ngoài việc làm quen cách trả lời và các dạng câu hỏi, hãy đọc theo để ghi nhớ các cách hỏi và cách trả lời. Điều này không chỉ giúp bạn làm tốt phần 2 mà còn giúp bạn nói tốt hơn.

Ví dụ:

Bạn sẽ nghe:

I worked twenty hours of overtime this week. → Tuần này tôi tăng ca 20 tiếng.
A. No, it just started. → Không, nó chỉ mới bắt đầu.
B. No, the 15th. → Không, cái thứ 15.
C. You must be very tired. → Chắc hẳn bạn rất mệt.
Đây là đoạn hội thoại rất thường gặp hằng ngày. Khi bạn nghe được nội dung của người thứ nhất nói thì bạn phải đoán xem người thứ hai sẽ nói gì cho hợp văn cảnh. Ở bài này người thứ nhất nói họ phải tăng ca nhiều thì chúng ta sẽ phán đoán người thứ hai sẽ chia sẻ cảm thông với người thứ nhất bằng câu “chắc hẳn bạn rất mệt”.

Bạn thực hiện mẹo này như thế nào?
Ở những câu hỏi càng về sau như thế này đòi hỏi chúng ta phải lắng nghe kĩ nội dung của câu hỏi và câu trả lời, xét xem chúng có hợp văn cảnh hay không. Và luyện trí nhớ tốt cũng là cách để vượt qua được những câu hỏi như thế này.
Trong lúc luyện tập, bạn có thể luyện khả năng tốc ký để làm quen với các dạng câu hỏi này. Tốc ký ở đây chính là ghi nhanh xuống nội dung của câu hỏi và câu trả lời, bạn càng luyện tập nhiều thì khả năng nhớ của bạn sẽ nâng cao lên, và đến một ngày nào đó bạn sẽ không cần phải tốc ký nữa mà vẫn nhớ được hết nội dung của câu hỏi và câu trả lời.

Mẹo thi TOEIC #3:

Tránh bẫy về từ đồng âm – khác nghĩa
Từ đồng âm khác nghĩa là một bẫy khá hay gặp trong phần 2 của đề thi TOEIC.
Ví dụ:
When will the board meeting begin? → Buổi họp hội đồng khi nào bắt đầu?
A. After the president arrives. → Sau khi chủ tịch đến.
B. In the conference room. → Ở phòng hội nghị.
C. We should board the plane now. → Chúng ta nên lên máy bay bây giờ thôi.
Ở câu trên từ “board” trong câu hỏi là một danh từ thể hiện nghĩa “hội đồng quản trị”, còn từ “board” trong đáp án C lại là động từ mang nghĩa “lên máy bay”. Nếu chúng ta chỉ nghe loáng thoáng thấy câu hỏi có từ “board” và nghe câu trả lời C cũng loáng thoáng có từ “board” rồi sau đó kết luận C là đáp án đúng thì chúng ta đã được một cú lừa ngoạn mục rồi nhé.

Mẹo thi TOEIC #4:

Tránh bẫy về các từ phát âm gần giống nhau như nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Ví dụ:
Hasn’t the company hired more workers yet? → Công ty đã thuê thêm nhân viên chưa?
A. Yes, I’m leaving for work now. → Vâng, tôi đang đi làm.
B. Yes, it will get higher. → Vâng, nó sẽ cao hơn.
C. They’re still interviewing people. → Họ đang còn phỏng vấn.
Nếu nghe họ đọc nhanh thì “hired”“higher” sẽ rất dễ bị nhầm lẫn là 1 từ với nhau. Và trong trường hợp chúng ta nghe không rõ được nội dung, khả năng chúng ta sẽ bị mắc bẫy về từ khác âm khác nghĩa này rất cao.

Mẹo thi TOEIC #5:

Tránh bẫy về câu hỏi và đáp án cùng đề cập một chủ đề nhưng lại không liên quan đến nhau.
Ví dụ:
It’s going to take a long time to clean the garage. → Sẽ tốn khá lâu để lau dọn ga-ra đây.
A. For about 3 years. → Khoảng 3 năm.
B. Do you need any help? → Bạn cần giúp đỡ không?
C. Yes, it’s very clean. → Vâng, nó rất sạch.
Nếu bạn chỉ nghe được cụm “take a long time” thì khi nghe đáp án chỉ có đáp án A nhắc đến 3 năm và liên quan đến thời gian dài, và nếu chúng ta suy nghĩ theo hướng đó thì khả năng chúng ta sẽ dính bẫy rất cao. Trên thực tế đáp án đúng của câu trên là B.

Bạn thực hiện 3 mẹo trên như thế nào?

Nếu nghe thấy một phương án có từ giống hoặc kha khá giống với câu hỏi thì đó chưa chắc là câu trả lời đúng mà có thể là “bẫy” của bài. Đừng vội tin rằng đề bài dễ đến nỗi cho câu hỏi và đáp án lúc nào cũng có những từ giống nhau để rồi bị sa bẫy một cách oan uổng.

Mẹo thi TOEIC #6:

Chọn câu trả lời có nội dung là “Tôi không biết” thì 99% là đúng
Khi nghe thấy đáp án “Tôi không biết” thì bạn có thể chọn ngay vì 99% trường hợp câu hỏi nào có lựa chọn này thì lựa chọn này là đáp án đúng!
VOCA cung cấp bạn một số câu “Tôi không biết” phổ biến để bạn học nhé:
•I don’t know.
•I’m not sure.
•I have no idea.
•I haven’t decided yet.
•It hasn’t been decided yet.
•I was not informed about it.

Mẹo thi TOEIC #7:

Lắng nghe kỹ thì động từ của câu hỏi
Có rất nhiều câu hỏi ở phần 2 chỉ cần chúng ta nghe được thì của câu hỏi thì việc lựa chọn đáp án sẽ dễ dàng hơn. Chúng ta sẽ không bao giờ chọn một câu trả lời cho việc xảy ra ở tương lai cho một câu hỏi về hoạt động trong quá khứ đúng không nào.
Ví dụ:
How much will it cost to landscape this area? → Làm cho phong cảnh khu này đẹp lên sẽ mất bao nhiêu tiền?
A. It took less than a week. → Nó đã tốn hơn một tuần.
B. I hired Johnson’s Landscaping. → Tôi đã thuê Johnson’s Landscaping.
C. About $8000. → Khoảng 8000 đô.
Thì trong câu hỏi là tương lai nên câu trả lời nằm về quá khứ là chắc chắn không thể đúng → Chọn C.
Trong một số trường hợp, thì là yếu tố quyết định câu nào đúng, câu nào sai. Có nhiều câu trả lời nghe có vẻ có lý nhưng nếu xét về thì thì sai hoàn toàn.
Ví dụ:
Do you think it’s going to rain today or not? → Bạn có nghĩ hôm nay trời sẽ mưa không?
A. I’d take an umbrella just in case. → Tôi sẽ mang theo dù để phòng hờ.
B. Yes, it rained all day. → Uhm, mưa cả ngày hôm qua.
C. He wants to be a weather forecaster. → Anh ấy muốn trở thành nhà dự báo thời tiết.
Câu B thoạt đầu xem thì có vẻ hợp lý nhưng nếu ta xét thêm về thì. Ở câu hỏi, người nói hỏi là không biết hôm nay trời có mưa không (sự việc trong tương lai). Câu B thì lại nói ý là trời đã mưa cả ngày (sự việc ở quá khứ). Do đó mà đáp án B sai. Câu đúng là A và đây là 1 dạng trả lời gián tiếp.

Kết luận:

Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho các bạn có thêm những “mẹo” để làm bài thi TOEIC hiệu quả hơn.
Chúc các bạn học tốt!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here