Kinh nghiệm về chiến lược tự học IELTS 7.0

0
1470

Chiến lược tự học IELTS 7.0 có thể là một trong những cuốn sách về IELTS quan trọng và giá trị nhất từ trước đến giờ đối với bạn. Eng4 tin là những gì mà Eng4 truyền đạt có giá trị không kém gì (nếu không muốn nói là hơn) bất kì khóa học IELTS nào hiện nay.

Ngoài ra thì Eng4 cũng đang soạn thêm một số mục chia sẻ kinh nghiệm, hỏi đáp và tài liệu dành riêng cho các bạn mua sách. Mong là sẽ giúp ích nhiều hơn cho các bạn trong quá trình học tiếng Anh và IELTS.

Vấn đề chia sẻ sách chiến lược tự học IELTS 7.0

Nếu bạn muốn chia sẻ ý tưởng hoặc phương pháp gì trong sách của Eng4 cho người khác, đầu tiên là hãy đọc kỹ và thực hành để hiểu cặn kẽ, rồi sau đó bạn hãy trực tiếp dạy và
truyền đạt lại phương pháp đó cho họ.

Đó là cách mà Eng4 khuyến khích bạn chia sẻ, vì khi ấy kiến thức trong sách đã là của bạn rồi. Và dĩ nhiên là bạn có toàn quyền chia sẻ những gì mình biết.

Mục lục Chiến lược học IELTS 7.0

Phần 1: Nâng Cao Khả Năng Anh Ngữ

Phần 2: Chuẩn bị cho IELTS

Chương 1: Nguyên tắc quan trọng nhất – Thoải Mái

“Hãy thư giãn, thoải mái trong mọi việc bạn làm” – Eng4 tạm gọi là Nguyên tắc Thoải Mái.

Uhmm, có vẻ không liên quan trực tiếp tới IELTS hay tiếng Anh lắm nhưng thực sự nếu Eng4 chỉ được chọn một thứ duy nhất để truyền đạt cho bạn thì Eng4 sẽ chọn việc này. Vì nó thực sự hiệu quả và sẽ là nền móng cho cách học tiếng Anh của bạn.

Chắc ai trong chúng ta cũng nghĩ, những sáng chế lớn và quan trọng của thế giới được các nhà khoa học phát minh ra trong khi làm việc liên tục, căng thẳng trong phòng làm việc, phòng thí nghiệm. Nhưng sự thật thì hơi khác, một chút.

Charles Darwin nảy ra ý tưởng về “Thuyết Tiến Hóa” trong khi ông đang dạo phố trên xe ngựa chứ không phải trong khi đang mày mò nghiên cứu về nguồn gốc con người, thực sự thì trước đó ông đã bỏ ra vài tháng nghiên cứu như vậy và đã thất bại.

Cách giải quyết của Thomas Edison khi gặp một vấn đề hóc búa là ra ghế sofa và … nằm nghỉ ‐ thư giãn.

Hay như câu chuyện về Archimedes (Ác‐si‐mét) chắc bạn cũng biết, ông phát hiện ra định lý để đời của mình khi đang (thư giãn) trong bồn tắm, quá vui mừng ông không mặc gì cả và chạy thẳng ra đường reo lên “Eureka! Eureka!”.

Một ví dụ gần gũi hơn là chắc trong khi học tiếng Anh bạn cũng đã từng gặp trường hợp có những từ mình chỉ gặp 1 lần mà nhớ cả đời – lúc này bạn đang trong trạng thái thoải mái – trong khi đó có những từ mà bạn tra đi tra lại tra mãi 1 lần, đến lần thứ 11 gặp vẫn không nhớ từ đấy nghĩa là gì – lúc này thì bạn đang cố học và không được thoải mái.

Hay như trong khi bạn làm bài thi, có 1 câu bạn làm không được, nghĩ mãi không ra, thế nhưng chỉ 0.001 giây sau khi bạn nộp bài cho giám thị ‐ nghĩa là sau khi được giải tỏa căng thẳng và trở lại trạng thái thoải mái bình thường – thì câu trả lời lại hiện ngay ra trong đầu bạn. Không biết bạn đã từng gặp trường hợp này chưa, chứ Eng4 thì rất thường bị cho môn Toán.

Ví dụ thì còn nhiều, nhưng từng đấy cũng đủ để kết luận

Trí óc của chúng ta hoạt động tốt nhất, sắc bén nhất, sáng tạo nhất trong khi thư giãn, thoải mái.

Đây có lẽ là điều quan trọng nhất trong cuốn sách này mà Eng4 muốn bạn ghi nhớ.

Chương 2: Hai yếu tố quyết định điểm IELTS của bạn

Yếu tố thứ 1 – Khả năng Anh ngữ

Yếu tố hiển nhiên.

Tuy nhiên, rất nhiều người nghĩ IELTS như là kì thi đánh đố như Đại học vậy. Thi Đại học ngoài chương trình chuẩn người ta còn đánh đố đủ kiểu, khiến bạn phải học thêm ở ngoài trầy
trật mới làm tốt được. Còn IELTS thì bạn cũng nghĩ, ngoài khả năng tiếng Anh, phải cần kiến thức riêng, chuyên biệt, rồi rèn luyện thêm gì nhiều lắm mới làm được.

Hoàn toàn không phải vậy.

IELTS cũng chỉ là tiếng Anh. Khả năng Anh ngữ của bạn sẽ quyết định 80% điểm số IELTS của bạn.

Phần 1 của sách này sẽ hướng dẫn bạn cách cải thiện khả năng anh ngữ của mình.

Yếu tố thứ 2 – Sự chuẩn bị cho IELTS. 20% còn lại là ở yếu tố này. Sự chuẩn bị cho IELTS gồm nhiều thứ, như mức độ quen thuộc của bạn đối với câu hỏi, cách ra đề của IELTS. Kỹ năng làm bài IELTS, tâm lý phòng thi v.v.

Phần 2 của sách sẽ hướng dẫn bạn phương pháp cụ thể.

Phần 1: Nâng Cao Khả Năng Anh Ngữ

Chương 3: Tài liệu học tiếng Anh tốt nhất

Không phải là các sách coursebook đang bán trên thị trường. Chắc chắn là như vậy. Tài liệu tốt nhất chính là tiếng Anh thực tế. Tiếng Anh thực tế không cần phải là một môi trường giao tiếp tiếng Anh 100% như trong các trường quốc tế hay phải đi ra nước ngoài chi cho xa xôi, ý Tuhocielts.vn ở đây chỉ đơn giản là tiếng Anh mà người ta đang sử dụng hàng ngày, trong sách vở – dĩ nhiên là không tính course book – báo, đài, mà bạn có thể tiếp cận dễ dàng trên internet.

Lợi ích của tiếng Anh thực tế so với coursebook

Thứ nhất, so với tiếng Anh thực tế thì lượng tiếng Anh trong coursebook là quá ít. Thường trong 1 cuốn coursebook IELTS có 20 bài (lesson), mỗi bài có 1 bài đọc ~ 500 chữ thì quy ra
cả cuốn sách chỉ có khoảng 20 bài đọc. Nghe thì thường chỉ có 1‐2 CDs kèm theo sách, tương đương 1‐2 tiếng nghe. Vậy tổng cộng trong 1 cuốn coursebook chỉ có khoảng 20 bài đọc và 2 tiếng nghe, quá ít so với khi bạn tiếp xúc với tiếng Anh thực tế. Khi biết cách thì với tài liệu tiếng Anh thực tế bạn có thể tiếp thu 20 bài đọc và 2 tiếng nghe chỉ trong 1 buổi sáng – hoặc trưa hoặc tối.

Bạn cũng đừng hy vọng là mình đạt đến trình độ khá (chứ chưa nói đến giỏi) tiếng Anh chỉ nhờ
coursebook. Hy vọng vậy chẳng khác nào học Toán chỉ giải bài trong sách giáo khoa mà muốn thi Toán nâng cao cấp thành phố. Cho dù bạn có nắm trùm hết các bài trong SGK thì kết quả bạn cũng sẽ lẹt đẹt thôi. Để thi Toán cấp thành phố đòi hỏi bạn phải tiếp xúc với rất nhiều các dạng bài, kỹ năng giải Toán mà SGK không thể bao hàm hết được.

Tiếng Anh cũng tương tự vậy. Vì lượng tiếng Anh hạn chế trong coursebook nên bạn có thể chỉ học được 1 cách nói xin lỗi:

I’m sorry for … something ‐ I’m sorry for not coming to your graduation ceremony.

Còn tiếp xúc nhiều với tiếng Anh thực tế bạn có thể linh hoạt hơn như:

Sorry, I couldn’t come to your grads…… I’m so sorry about my absence….

Forgive me for not coming to…

Nếu bạn muốn học coursebook thì hãy học nhanh hơn

15 phút là vừa cho 1 lesson gồm 1 bài đọc 500 từ và 1 bài nghe ngắn. Nhai đi nhai lại 1 lesson như vậy trong 1‐2 tiếng cũng không giúp ích gì thêm cả.

Giống như trong môn Toán, chẳng ai lại đi giải đi giải lại 1 bài 10 lần, việc mà người ta hay làm
giải 10 bài (khác nhau) của cùng 1 dạng Toán. Như trong ví dụ trên thì tiếng Anh thực tế giống như giải 10 bài của 1 dạng Toán, nó giúp bạn có cơ hội tiếp xúc với nhiều cách nói xin lỗi khác nhau. Còn cứ bám vào 1 cuốn coursebook, làm bài tập, học từ từ 1 lesson thì cũng
như làm 1 bài toán 10 lần, quay đi quẩn lại bạn chỉ biết được 1 cách nói xin lỗi thôi.

Với cách tính ở trên, 1 lesson nên học trong 15 phút thì bạn nên hoàn thành 1 cuốn  coursebook – trung bình 20 bài – trong vòng 1‐2 ngày. Phần lớn chúng ta tốn quá nhiều thời gian cho coursebook do cách dạy truyền thống ở các trung tâm là 1 buổi 2 tiếng chắc chỉ dạy 1, hoặc ½ bài, cho nên khi tự học chúng ta cứ nghĩ 1 ngày học 1,2 lesson là đủ, làm cho thời gian học 1 cuốn coursebook kéo ra thành 1‐2 tuần, tốn thời gian mà chẳng học thêm được gì nhiều cả.

Chương 4: Nguồn tiếng Anh thực tế cần phải phù hợp với bạn

Khi bắt tay vào học tiếng Anh thì Eng4 cũng đặt ra mục tiêu cao cả lắm, rằng:

Một ngày phải dành ra 2,3 tiếng trau dồi tiếng Anh. Phải đọc 1 chục bản tin của BBC, NY Times, CNN.

Nghe vài bài VOA hoặc các trang cung cấp bài nghe tiếng Anh, đọc script. và một số hoạt động khác mà các ‘siêu nhân’ vẫn hay nói trên báo.

Và không ngày nào mà Eng4 không bỏ cuộc sau 15 phút. Mục tiêu trên Tuhocielts.vn cũng đã đặt ra 2,3 lần, và kết quả lần nào cũng như nhau. Chắc tại Eng4 không phải siêu nhân.

Thực sự thì những nguồn tiếng Anh trên cũng tốt, nếu bạn sử dụng cũng sẽ lên trình như thường. Tuy nhiên, vấn đề là chẳng có mấy ai theo học mấy nguồn đó được thường xuyên và lâu dài cả.

Chỉ có các “thần đồng đất Việt”, với khả năng gặm nhấm mọi thứ bằng tiếng Anh, bất kể thích hay không thích, quan tâm hay không quan tâm, mới chịu khó cày bừa các trang tin BBC hay CNN như vậy.

Chứ làm thế quái nào mà người bình thường học theo kiểu ấy được?

Ai mà có thể lân la trên các trang tin quốc tế, đọc, nghe hết tin này đến tin khác, cả tin về quan hệ ngoại giao Nga Tàu hay biến động thị trường chứng khoán

Mỹ, không phải vì quan tâm, mà chỉ vì mục đích “học, trau dồi tiếng Anh” thì có thể nói người đó không được bình thường (hoặc không tầm thường).

Cho nên khi chọn lựa nguồn tiếng Anh để đọc/nghe thì bạn cần phải xem nó có phù hợp
với mình không. Không nên cứ đâm đầu vào mấy nguồn của các “siêu nhân” như thiêu thân lao vào lửa. Vì những nguồn đó hợp với họ chứ không chắc là hợp với bạn.

Với một nguồn tiếng Anh phù hợp thì bạn sẽ thấy việc học trở nên thoải mái hơn, không cần phải gò bó, ép mình như khi học tiếng Anh trên các trang tin quốc tế nữa. Bởi khi bạn ép mình thì rất dễ nảy tâm lý “làm cho xong”: “haiz, ráng, 1 bài BBC nữa rồi game thôi, đuối rồi” hay “cố, làm nhanh nhanh (dẫn đến làm đại) xong bài này rồi xem phim thôi”. Như thế thì bạn sẽ tiếp xúc với tiếng Anh được rất ít, vì nguồn tiếng Anh không phù hợp dễ sinh ra chán nản và bỏ cuộc. Nhiều khi chưa bắt đầu học đã muốn giải lao.

Một nguồn tiếng Anh phù hợp sẽ loại bỏ hẳn các tâm lý tiêu cực trên. Sẽ có lúc bạn xem 100 trang tài liệu tiếng Anh trong 1 đêm mà khi đi ngủ vẫn thắc mắc “sao thời gian trôi nhanh thế, mới đọc được tí xíu đã phải đi ngủ”. Đây chính là thế mạnh của nguồn tiếng Anh phù hợp.

Nó giúp bạn có động lực để tiếp xúc với 1 lượng lớn tiếng Anh đều đặn ngày này qua ngày khác. Còn như khi bạn ép mình theo mấy nguồn của người khác khuyên dùng mà mình không mặn mà lắm như BBC hay CNN, bạn xem cố lắm được 5 tin là hết sức, quá ít so với khi bạn dùng đúng nguồn tiếng Anh phù hợp.

Chương 5: Tìm nguồn tiếng Anh phù hợp với bạn

Sau đây là 3 cách mà Eng4 đúc kết được để tìm ra các nguồn tiếng Anh phù hợp.

1. Những việc bạn Thích

Tìm hiểu về những thú vui, sở thích của bạn bằng tiếng Anh, ví dụ như:

Theo dõi tin tức về thần tượng của bạn. Làm bánh, nấu ăn.

Trong trường hợp bạn bị tật “ngại tiếng Anh” thì đây cũng là cách để bạn giải quyết nó.

“Ngại tiếng Anh” nghĩa là chỉ hơi nhắc tới tiếng Anh thôi là bạn đã thấy ngán tới tận cổ. Thấy tiếng Anh là cứ muốn loạn lên, rồi chẳng biết bắt đầu từ đâu, chỉ mong sao đừng gặp tiếng Anh nữa, tránh được lúc nào hay lúc đó.

Nguyên nhân nhiều khả năng là do trước đó bạn đã thử cố nhồi nhét tiếng Anh bằng các  nguồn không phù hợp. Thực sự bạn là bạn ngán cái nguồn chứ không phải chán tiếng Anh!  Nhưng do trong bộ nhớ của bạn đã có liên kết: tiếng Anh = cái nguồn không phù hợp = chán ngấy, nên cái phản xạ “ngán tiếng Anh” cứ bám theo bạn, mỗi khi bạn cần đọc hay nghe gì đó bằng tiếng Anh thì nó lại trỗi lên, làm mất hết hứng thú.

Nếu bạn tiếp xúc với một nguồn phù hợp thì cảm giác ngán đó sẽ không còn nữa. Ví dụ rõ ràng nhất là nhạc tiếng Anh. Bạn có thể “cực kì ngán tiếng Anh” nhưng bảo đảm bạn cũng có ít nhất 1‐2 bài nhạc tủ bằng tiếng Anh (trừ trường hợp bạn không nghe nhạc tiếng Anh,
và trường hợp này thì Eng4 chưa bao giờ thấy trong các bạn trẻ). Do đó bạn hãy ngưng nghĩ là mình “ngán tiếng Anh” đi, thứ bạn ngán là mấy cái nguồn không phù hợp chứ không phải là tiếng Anh. Chỉ cần bạn tìm ra một nguồn mà mình thích và luyện tập với nó thì tật “ngại tiếng Anh” đó sẽ được giải quyết ngay.

Eng4 có một thằng bạn bị tật này. Eng4 phát hiện ra trong một lần làm bài tập nhóm, Eng4 đưa ra một bài viết tiếng Anh (đơn giản chứ cũng không phức tạp gì) để nó tham khảo cho phần của nó. Mới lướt qua nó đã bảo:

Vì cũng thân với nó nên Eng4 bắt đầu hướng dẫn các cách tìm nguồn tiếng Anh phù hợp cho nó, bắt đầu bằng những việc Thích. “Phỏng vấn” một hồi tìm ra được một chủ đề mà nó ghiền và cũng là một nguồn tiếng Anh tốt để tiếp thu: xe cộ. Từ đó Eng4 gợi ý cho nó tìm hiểu về các loại xe đua, xe hơi mà nó thích trên các trang quốc tế bằng tiếng Anh. Dần dần sau khi tiếp xúc với tiếng Anh như vậy tương đối nhiều thì nó thấy có cảm giác với tiếng Anh hơn, không ngán nữa, nhìn vào một bài báo tiếng Anh không còn hoảng rồi đầu óc trống không như hồi trước. Bây giờ thì nó bình tĩnh, tự tin hơn khi gặp tiếng Anh, không đến mức IELTS 9.0/9.0, nhưng ít ra đây cũng là cảm giác mà ai cũng phải có nếu muốn phát triển khả năng tiếng Anh của mình lên mức cao.

Trong phần hướng dẫn kỹ năng Reading và Listening Tuhocielts.vn sẽ hướng dẫn cụ thể và có nhiều ví dụ hơn về việc tìm và sử dụng nguồn tiếng Anh mà bạn Thích.

2. Từ những việc bạn Cần

Những việc bạn cần có thể là:

Nâng cao chuyên môn

Như về y khoa, công nghệ thông tin, kinh tế,…

Tùy vào chuyên ngành
mà bạn học/làm, bạn có thể tìm đọc các sách giáo khoa (textbook) và những tài liệu bằng tiếng Anh về chuyên ngành của mình. Có nhiều lý do cho việc này: nó sẽ giúp bạn quen với các thuật ngữ chuyên ngành, từ đó bạn sẽ dễ cập nhật thông tin về chuyên ngành của mình hơn, dễ nghiên cứu cao, chuyên sâu hơn và bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn nếu công ty/trường bạn có các chương trình đào tạo với nước ngoài.

Học các kỹ năng mềm phục vụ công việc và học tập

Như kỹ năng thuyết trình, giao tiếp…

Và một số nhu cầu nhất thời khác như

Tìm hiểu về dinh dưỡng, cách ăn uống.

Phương pháp tập thể hình.

Cuối cùng, sau khi tiếp xúc với tiếng Anh qua 2 cách trên được một thời gian và bạn đã phần nào thấy thoải mái với tiếng Anh thì bước tiếp theo sẽ là …

3. Bất kể bạn làm gì, đọc gì, xem gì, hãy sử dụng tiếng Anh

Nếu bạn thích xem Korean drama, đừng xem phụ đề Việt nữa, mà hãy xem phụ đề tiếng Anh.

Bạn thích xem các tin giải trí như trên kenh14, hãy xem bằng tiếng Anh vì có nhiều trang cũng hấp dẫn như

Nghe nhạc, xem MV Nhạc Hàn, đừng xem sub Việt mà hãy xem sub Anh.

Đến dịp Valentine 14/2 không biết mua quà gì cho bạn trai/bạn gái, đừng search “quà 14/2 cho bạn trai/bạn gái”, hãy search “Valentine gift/present ideas”. Bạn sẽ tìm ra rất nhiều
ý tưởng rất cool, bảo đảm làm người kia rơi nước mắt vì xúc động J.

Bạn muốn lên danh sách những thứ cần mua để đi chơi xa với bạn bè, đừng dùng tiếng Việt – bánh mì 5 ổ, túi nilon, sữa, quần áo, Tiền: 2 triệu – mà hãy dùng tiếng Anh – bread: 5 (thế này là được, không cần phải ghi thật chi tiết, thật đúng như 5 loaves of bread), plastic bag, clothes, 2 million.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về việc ca sĩ Se7en nhập ngũ, đừng search “Se7en nhập ngũ” mà hãy search “Se7en military enlistment”. Các trang tiếng Anh có nhiều thông tin và hình ảnh thú vị hơn rất nhiều. Tin Tuhocielts.vn đi v.v.

Nói tóm lại, hãy sử dụng tiếng Anh trong mọi việc bạn làm.

Chương 6: Tương quan của 4 kỹ năng – Reading, Listening, Writing, Speaking

Muốn viết hay thì phải đọc nhiều. Muốn nói giỏi thì phải nghe nhiều.

Do đó 99% thời gian học tiếng Anh của bạn sẽ dành cho việc đọc và nghe.

Tuhocielts.vn sẽ giải thích về việc này trong phần Writing & Speaking.

Nhưng mà bạn vẫn nghi ngờ “làm sao mà chỉ nghe và đọc rồi “tự nhiên” lên cả trình Writing và Speaking? Nghe kì vậy?”. Eng4 xin tạm giải thích ngắn gọn là việc này cũng không phải kì cục gì nếu bạn suy ngẫm lại cách mà bạn học Writing và Speaking cho tiếng Việt.

Về Writing, trong tiếng Việt, muốn viết văn hay thì bạn làm gì? Viết nhiều? Chắc chắn không. Muốn tả con mèo hay chẳng lẽ bạn cứ cầm bút lên, bắt tay vào viết ngay một lèo 10 bài,
mỗi bài 10 trang rồi tự nhiên viết hay? Việc bạn và ai cũng làm là Đọc nhiều (và một phần từ Nghe), muốn tả con mèo hay thì bạn phải đọc về mèo, đọc văn mẫu, bài viết của người khác, “cóp nhặt từ vựng hay/cách diễn đạt hay” rồi từ đó mới bắt đầu viết, áp dụng những ý hay học được trong khi đọc vào bài của mình.

Speaking cũng tương tự. Từ bé chắc chắn ai cũng phải được mớm từng tiếng Ba, Mẹ, từng câu chào, từng lời cám ơn, từng cách diễn đạt đơn giản “lửa thì nóng, đói ăn, khát uống, đường ngọt”, mình nghe và bắt chước lại (chứ hoàn toàn không có cách nào khác để bạn học nói tiếng Việt). Bạn để ý thì sẽ thấy thường gia đình tri thức, ba mẹ dành thời gian gần gũi và dạy dỗ con cái nhiều thì đứa bé sẽ dùng từ ngữ thưa hỏi dạ vâng đầy đủ.

Còn những bé không được ba mẹ chỉ dạy nhiều (do nhiều lý do, có thể gia đình vẫn tri thức nhưng lại không có thời gian cho con cái) thì ăn nói có thể nghe hơi bị cậc lấc. Eng4 đã từng thấy một cô bé khoảng 4‐5 tuổi trong một gia đình lao động ghé nhà Eng4 chơi, thưa hỏi không biết mà đã biết chửi !@#$. Có gì không vừa ý, khó chịu là !@#$. Dù là “thần đồng đất Việt”, Eng4 cũng không tin là có nhóc nào hiểu được mấy câu chửi !@#$ vào lúc 4‐5 tuổi, rồi dùng để “diễn tả sự bực bội/không hài lòng”. Hay ở chỗ cô bé có thể tạm thời không hiểu câu ấy nghĩa là gì nhưng vẫn có thể sử dụng từ ấy là chính xác, trong hoàn cảnh “thích hợp”.

Chỉ có duy nhất một cách giải thích: là cô bé đã nghe + nhìn rồi bắt chước cách sử dụng những từ chửi đó trong “ngữ cảnh”, có thể là do vô tình quan sát 2 người hàng xóm cãi nhau bực tức.

Tóm lại cũng tương tự như Writing, khả năng Speaking sẽ đến từ Nghe nhiều (và một phần từ Đọc).

Chương 7: Kỹ năng Reading – Cách luyện duy nhất là đọc

Cách luyện Reading rất rõ ràng và đơn giản, là đọc. Reading như kiểu: có công mài sắt ẮT có ngày nên kim, kiến tha lâu bảo đảm sẽ đầy tổ, cứ đọc thì khả năng đọc của bạn sẽ tiến bộ, chứ không phải như Listening, vì có khi nghe nhiều mà nghe đại không đúng cách thì cũng chỉ dậm chân tại chỗ thôi.

Ví dụ cách sử dụng các nguồn Thích

Các nguồn Thích không nhất thiết phải cho cao xa. Nhiều khi chỉ cần hứng nhất thời là thứ bạn đam mê, yêu thích chi được rồi.

Ví dụ như bạn vừa xem xong drama Secret Garden, chẳng may cảm nắng Ha Ji‐won (hay Hyun Bin) thì bạn có thể Google “Secret Garden korean drama” vào trang wiki của phim, đọc về các thông tin bên lề mà bạn quan tâm. Từ trang wiki của phim dẫn sang xem trang
wiki của Ha Ji‐won.

Lưu ý là bạn chỉ cần xem những thứ mà bạn thấy hứng thú, thích và muốn tìm hiểu. Vậy nên thường thì 1 trang wiki như thế Tuhocielts.vn chỉ xem 1/3 trang thôi. Như trang của Ha Ji‐won Tuhocielts.vn chỉ xem đoạn giới thiệu đầu + Career Beginnings + Acting Career (Tuhocielts.vn chỉ đọc từ giai đoạn 2009 trở đi, trước đó Tuhocielts.vn không hứng thú lắm). Xem trang Ha Ji‐won phát hiện ra 1 drama mới là “The King 2 Hearts”, đóng cùng với Lee Seung Ki của Gumiho. Rồi cũng vào trang wiki của phim ấy đọc giới thiệu sơ nội dung và TV ratings xem phim hot tới mức nào. Trang wiki này Tuhocielts.vn chỉ xem đoạn giới thiệu chung ở phần đầu (trước phần Contents – mục lục) vì sợ đọc nhiều quá rồi xem phim mất hay :p. Rồi nhân tiện cũng tò mò không biết dạo này Lee Seung Ki có hoạt động phim ảnh hay ca nhạc gì hay không nên cũng lân la qua cả trang wiki của ảnh xem tiếp. …

Cứ thế lướt web thì 1 tiếng bạn có thể xem được khoảng hàng chục trang như vậy, cho dù bạn chỉ xem 1/3 hay thậm chí 1/4 mỗi trang thì lượng tiếng Anh bạn tiếp xúc tính ra là khoảng 10 trang A4, chả kém gì khi bạn ép mình đọc những thứ mà bạn không thích (như
BBC hay VOA).

Với phương pháp này thời gian tiếp thu tiếng Anh của bạn sẽ tăng lên gấp bội. Bạn có thể dành 4‐5 tiếng trong 1 đêm lướt web đọc tiếng Anh hăng say không muốn nghỉ, không như mấy bản tin BBC, mới đọc 15 phút đã muốn nghỉ giải lao 2 tiếng. Khi đọc nguồn Thích thì bạn sẽ không bao giờ nghĩ tới chữ “giải lao” nữa. Vì đây là phương pháp học mà chơi, chơi mà học mà. Lướt web giải trí là việc mà chắc là hầu hết ai cũng làm hàng ngày và có nhiều người tốn cũng không ít thời gian cho nó. Chỉ cần một thay đổi nho nhỏ, thay vì lướt tiếng Việt thì bây giờ lướt tiếng Anh, thì lập tức việc học tiếng Anh biến thành việc giải trí mà bạn làm hàng ngày.

Ví dụ khác về nguồn Thích

Bạn đừng hiểu lầm Wikipedia là nguồn duy nhất mà Eng4 khuyên, chẳng qua vì khi search “Secret Garden” trang wiki hiện ra đầu tiên nên Tuhocielts.vn sử dụng nó luôn vậy thôi. Chứ bạn không nhất thiết chỉ đọc từ 1 nguồn nào cả. Để tìm đọc về thứ mình thích thì bạn chỉ cần search google, ra trang nào đọc trang đấy luôn, không thích thì qua trang kế tiếp. Bây giờ, để Tuhocielts.vn cho bạn một ví dụ khác.

Trang http://www.allkpop.com là một trang Eng4 hay ghé xem các tin tức về làng giải trí Korea, từ phim ảnh đến ca nhạc và các sao. Thường Eng4 lướt qua các tiêu đề, xem tin nào nghe hấp dẫn hoặc về các sao mình quan tâm thì mới đọc. Tuy nhiên, vì nãy giờ nói về Korea nhiều rồi nên Eng4 muốn cho ví dụ về chủ đề khác đi một chút.

Dynasty Warriors là một game mà Eng4 rất ghiền. Đây là một game hành động về thời Tam Quốc, bạn sẽ điều khiển một tướng, như Quan Vũ hay Tào Tháo đi giết giặc, tả xung hữu đột,
1 mình chọi 1 vạn (hì, không nhiều tới vậy đâu). Nhờ ghiền game nên Eng4 bắt đầu tò mò và muốn tìm hiểu về lịch sử và các nhân vật thời Tam Quốc (cũng có thể một phần là do tạo hình của các nhân vật trong game quá đẹp, rất có thần thái).Ví dụ một nhân vật mà Tuhocielts.vn rất thích là Khổng Minh/Gia Cát Lượng, một quân sư chủ chốt của nhà Thục – Lưu Bị.

Search Google “Zhuge Liang”, xem xong trang wiki và một số trang đầu tiên tới khoảng kết quả thứ 5 là trang forum http://www.the‐scholars.com, có 1 topic là “Is Zhuge Liang overrated?”, nghe rất hứa hẹn sẽ có những bài tranh luận về khả năng thực sự của Zhuge Liang. Và quả thực trong trang có rất nhiều thông tin đem đến một góc nhìn khác khách quan hơn về ông. Theo như truyện thì trận Xích Bích các chiến thuật, mưu kế phần lớn là của Gia Cát Lượng, còn theo như các thông tin trong forum bàn luận thì các việc trên là do bên nước Ngô làm hết: “Zhou Yu (Chu Du), Cheng Pu (Trình Phổ) and Huang Gai (Hoàng Cái) did all the tactical planning for the Battle of Chi Bi (Trận Xích Bích)”, “Lu Su (Lỗ Túc) approached Liu Bei (Lưu Bị) with plans for a Joint Defense against Cao Cao (Tào Tháo)”… Đọc tiếp các bài viết về sau thì sẽ phát hiện ra là những thông tin này đều lấy từ chính sử viết bởi Chen Shou, sống vào thời Tam Quốc và làm quan triều Tấn (Jin Dynasty) rồi từ đây có thể tìm đọc tiếp các tài liệu chính sử của Chen Shou …

Bạn thấy đó, cứ chuyện này dẫn sang chuyện kia, hầu như không có điểm ngừng. Cứ thế bạn cứ đọc đọc đọc, càng đọc càng tò mò càng hăng say, bạn sẽ phải ngạc nhiên vì hiệu suất cày bừa tiếng Anh của mình, từ thuở gò bó cày BBC 1‐2 bài/ngày tới ngán ngẩm, bây giờ bạn đang tiếp thu một lượng tiếng Anh (ít nhất) 20 lần như vậy.

Ví dụ sử dụng các nguồn Cần

Thử tưởng tượng trường hợp một người thân của bạn bị ung thư, cả nhà đã vất vả chạy chữa một thời gian dài nhưng vẫn không thấy dấu hiệu gì tích cực. Người thân của bạn trông ngày càng gầy và yếu đi. Rồi một ngày, bác sĩ bỏ cuộc vì hết cách, gửi người thân của bạn về nhà, cho biết là chỉ còn vài tháng nữa thôi…

Rồi, tình cờ bạn bắt gặp được một tài liệu về ung thư bằng tiếng Anh, đưa ra một phương
pháp có thể chữa lành ung thư ngay cả khi bác sĩ đã bó tay, trả về nhà.

Bạn sẽ làm gì? “Bằng tiếng Anh lận sao… à mà chắc không đáng tin đâu, bác sĩ bằng cấp người ta đã hết cách rồi mà, đọc cái này chắc cũng chả giải quyết được gì”. Nếu bạn nghĩ vậy thì Tuhocielts.vn nghĩ chắc này giờ bạn tưởng tượng lộn người bị ung thư là hàng xóm chứ không phải người thân mình rồi.

Nếu là người thân của bạn thì phản xạ trong tích tắc sẽ là ôm ngay tài liệu đó về và đọc ngày đêm. Nếu tài liệu có khó hiểu hay cao siêu, bạn sẽ không còn nghĩ “chắc trình mình không tới, tạm bỏ qua vậy, chắc cần ra trung tâm học vài khóa Reading for IELTS rồi mới quay lại đọc được” (có thể đây là bài ca muôn thuở của bạn khi gặp tài liệu khó). Thay vào đó bạn sẽ nghĩ “khó? khó kệ, tôi cần biết và tôi phải biết phương pháp này”, bạn sẽ làm mọi cách và bằng mọi giá. Bạn có thể đọc 10 lần, tra từng từ để hiểu, chứ không như bình thường chỉ mới đọc lại 2‐3 lần (trường hợp tốt nhất, thường thì chỉ 1 lần), rồi lười tra từ thấy không hiểu, bỏ cuộc, rồi đổ cho tài liệu viết khó hiểu.

Bạn đọc như điên chỉ để
tìm một câu trả lời (IELTS cũng thế). 1000 trang tài liệu chả là gì đối với bạn. Bạn giải quyết nó trong 3 ngày với trình tiếng Anh trung bình vào thời điểm đó. Sẽ có lúc bạn nhìn lại mà tự hỏi “không biết mình là ma quỷ hay siêu nhân?”

Như trên chỉ là một ví dụ nhỏ về nguồn Cần. Trong cuộc sống hàng ngày bạn sẽ bắt gặp  nhiều thứ mà mình cần tìm hiểu khác như: cách chăm sóc em bé (cho các bà mẹ), cách tập thể hình (cho các chàng trai). Nguồn Cần sẽ cho bạn động lực để đọc các tài liệu tiếng Anh nghiêm túc, trịnh trọng hơn (formal/academic) nguồn Thích, và cũng để luyện tập một cách đọc rất giống với IELTS: đọc để tập trung tìm câu trả lời.

Chương 8: Reading – Một số điểm cần lưu ý

Giai đoạn đầu đọc sẽ rất chậm

Nếu bạn nào có khởi đầu kém như Tuhocielts.vn (5 phẩy Anh văn phổ thông) thì khi bắt đầu đọc, tốc độ có thể sẽ rất chậm. 1 tiếng có thể bạn đọc được khoảng 1/2 trang A4 thôi vì hầu hết câu nào bạn cũng phải tra từng từ, từng chữ mới hiểu được. Tuhocielts.vn đã từng trải qua giai đoạn đó nên Tuhocielts.vn biết nó thế nào.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here