Mẹo làm bài thi TOEIC – Part 7: Đọc hiểu đoạn văn

0
2530

TOEIC Part 7 cần những điểm Ngữ pháp nào? Chúng ta sẽ xử lý ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Part 7 là một phần thi được nhiều người luyện thi TOEIC đánh giá là “khó nhằn” nhất cả bài thi TOEIC vì độ dài của nó và mức độ đa dạng của ngữ pháp và từ vựng trong phần này. Vậy làm sao để làm phần này vừa nhanh vừa chính xác? Hãy cùng tìm hiểu các mẹo làm bài thi TOEIC part 7 trong bài viết này nhé

Mẹo thi TOEIC #1:

Xác định thứ tự làm bài hợp lý
Bạn thực hiện mẹo này như thế nào?
Sau đây là thứ tự làm bài của các câu hỏi trong phần 7.
• Đọc câu hỏi trước khi đọc bài → xác định bài muốn hỏi gì → đọc đoạn văn và tìm chỗ bài hỏi để đọc kỹ hơn.
•Trả lời trước các câu hỏi thông tin như: Ai là người…? Ở đâu…? Khi nào…? để giúp có cái nhìn tổng quát về bài. Sau đó mới trả lời câu hỏi suy luận như: Mục đích…? Ta có thể suy được…? Thông tin KHÔNG có trong bài?
•Câu hỏi yêu cầu tìm thông tin KHÔNG có trong bài đọc nên để đến cuối cùng hãy trả lời. Trả lời trước những câu hỏi khác sẽ phần nào giúp bạn loại trừ được phương án sai cho câu này hoặc ít ra cũng giúp bạn tìm được vị trí cần đọc thêm để loại trừ.
•Thông thường, trừ những câu hỏi mang tính suy luận (ví dụ: Mục đích…? Ta có thể suy được…? Thông tin KHÔNG có trong bài?), thứ tự câu hỏi trong bài sẽ theo đúng mạch bài viết. Nghĩa là nếu bạn tìm được đáp án cho câu hỏi số 1 ở đoạn 1 thì đáp án cho câu hỏi số 2 sẽ nằm ở những câu hoặc đoạn văn nằm dưới chỗ có đáp án cho câu 1.

Mẹo thi TOEIC #2:

Đọc hiểu nhanh câu hỏi và rèn kỹ năng đọc lướt (Skim & Scan)
Bạn thực hiện mẹo này như thế nào?
Cách xác định bài muốn hỏi gì: Nhìn từ khóa (key word) từ câu hỏi.
Ví dụ:
• At what time does the club open? -→ hỏi thời gian mở cửa
• What is the price of the guitar? -→ hỏi về giá cả của cây đàn
• For whom is the invitation intended? -→ Đối tượng mà thư mời nhắm đến (hỏi người), v.v..

Rèn kỹ năng skim và scan
Khi biết đề muốn hỏi gì, ta xem lại bài đọc và tìm những đoạn có chứa từ khóa có trong câu hỏi (skim). Sau đó, xác định được nội dung cần tìm có ở đoạn nào rồi đọc kỹ đoạn đó để tìm được câu trả lời đúng (scan).

Mẹo thi TOEIC #3:

Dùng ngữ cảnh để trả lời những câu hỏi về từ vựng hoặc về ý chính của bài
Bạn thực hiện mẹo này như thế nào?
Dùng ngữ cảnh để trả lời những câu hỏi về nghĩa của từ. Dù biết nghĩa từ này hay không, hãy nhìn ngữ cảnh xung quanh của từ đó để đoán nghĩa.
Với những câu hỏi mang tính suy luận, thông tin sẽ không được nói trực tiếp trong bài. Khi đó, hãy nhìn những từ và ý trong bài mà được nhắc đến trong từng phương án.

Mẹo thi TOEIC #4:

Tìm thông tin kỹ và không kết luận quá vội vàng
Chúng ta không nên kết luận quá vội vàng khi làm bài Part 7:
•Nếu trong bài đọc có thông tin khác với thực tế đời sống thì chúng ta cũng phải làm theo, vì câu hỏi trắc nghiệm chỉ hỏi theo bài đọc, không hỏi theo đời sống.
•Nếu trong bài đọc có bảng, biểu đồ, mẫu đơn, phiếu khảo sát, v.v thì nên cẩn thận vì phía dưới có thể sẽ có thông tin bổ sung cho chúng.
•Với bài đọc đôi (2 đoạn văn), sẽ có ít nhất một câu hỏi yêu cầu bạn phải đọc lại cả 2 bài và liên kết thông tin từ chúng. Do đó mà khi đọc tìm ý cho phần này (skim và scan), nên nhìn qua cả 2 bài trước khi trả lời.

Kết luận:

Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho các bạn có thêm những “mẹo” để làm bài thi TOEIC hiệu quả hơn.
Chúc các bạn học tốt!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here