Mẹo làm bài thi TOEIC – Part 3: Đoạn hội thoại

0
1266

Part 3 – Đoạn hội thoại là một phần thi khá “khó nhằn” đối với nhiều người luyện thi TOEIC vì đoạn audio khá dài, và còn có 2 người khác nhau cùng nói chuyện nữa. Vậy làm sao để làm phần này vừa nhanh vừa chính xác? Hãy cùng tìm hiểu các mẹo làm bài thi TOEIC Part 3 trong bài viết này nhé!

Mẹo thi TOEIC #1:

Theo dõi nội dung cuộc hội thoại theo từng nhân vật nam và nữ trong đoạn hội thoại
Bạn thực hiện mẹo này như thế nào?
Cuộc đối thoại là giữa 1 nam và 1 nữ. Do đó, khi nhớ ý thì cố nhớ luôn cả người nói là ai. Một cách để dễ nhớ ý hơn là tự hỏi mình là: người đàn ông hay phụ nữ đang ở vai trò nào, người hỏi hay người đáp, nếu hỏi thì hỏi gì, đáp thì có thêm ý kiến gì không.

Ban đầu mới tập nghe phần 3 bạn nên tập ghi chú lại nội dung bằng cách kẻ một đường thẳng giữa trang giấy và phân bên trái là những gì người nam nói, bên phải là những gì người nữ nói, hoặc ngược lại. sau đó tập trung nghe và ghi lại những điều từng người nói để có thể vừa hiểu nội dung câu chuyện, vừa nắm bắt được một ý nào đó là do người nam hay người nữ nói.
Một khi bạn đã nắm được khái quát cả hai nhân vật của chúng ta bàn luận vấn đề gì thì những câu hỏi về cuộc hội thoại diễn ra ở đâu hoặc đoạn hội thoại nói về vấn đề gì sẽ chẳng còn là vấn đề to tát cho bạn.

Ví dụ: Bạn sẽ nghe câu hỏi:

Q: What does the woman ask for? → Người phụ nữ yêu cầu gì?
A. A larger office → Văn phòng lớn
B. A revised contract → Bản hợp đồng chỉnh sửa
C. More time to make a decision → Nhiều thời gian hơn để ra quyết định
D. Additional staff to complete a project → Thêm nhân viên để hoàn thành dự án
Nếu phân biệt được ai nói gì thì việc từ đó suy ra ý cũng đỡ vất vả hơn.

Mẹo thi TOEIC #2:

Đọc trước câu hỏi trước khi đoạn audio bắt đầu để có thể hình dung đoạn hội thoại đang nói về cái gì.
Bạn thực hiện mẹo này như thế nào?
Bạn có đủ thời gian để đọc trước các câu hỏi để có thể dự đoán nội dung của đoạn hội thoại và biết trước mình cần chú ý đến những chi tiết nào trong đoạn hội thoại bằng cách làm như sau:

Mẹo làm bài thi TOEIC - Part 3: Đoạn hội thoại

và cứ làm như vậy cho đến hết Part 3!

Cách đọc trước câu hỏi:
• Đọc hiểu nghĩa của các câu hỏi:
•Hình dung xem nội dung của đoạn hội thoại sắp tới hướng đến điều gì và diễn ra ở đâu:
Bạn hãy xem tiếp hướng dẫn cách làm qua ví dụ dưới đây nhé!

Ví dụ: Bạn đọc câu hỏi

How much money does the man need? → Người đàn ông cần bao nhiêu tiền?
A. Fourteen dollars → 14 đô.
B. Fifteen dollars → 15 đô.
C. Forty dollars → 40 đô.
D. Fifty dollars → 50 đô.

What does he need the money for? → Anh ta cần tiền để làm gì?
A. To buy lunch → Mua bữa ăn trưa.
B. To pay a sales tax → Để trả thuế doanh thu.
C. To pay his taxi fare → Để trả tiền taxi.
D. To buy some reading material → Để mua tài liệu đọc tham khảo.

When does the man say he will pay the money back? → Người đàn ông nói khi nào anh ta sẽ trả tiền lại?
A. This afternoon → Chiều nay.
B. Tomorrow → Ngày mai.
C. The day after tomorrow → Ngày mốt.
D. Next week → Tuần sau.

Dựa vào 3 câu hỏi trên chúng ta có thể đoán rằng đoạn hội thoại sắp diễn ra sẽ liên quan đến tiền bạc, và cụ thể hơn là người đàn ông sẽ mượn tiền người phụ nữ. Nắm được những yếu tố trên sẽ giúp chúng ta dễ dàng nghe được các ý chính cần để chọn đáp án cho các câu hỏi .

Mẹo thi TOEIC #3:

Tránh các bẫy phổ biến trong part 3
Bẫy về từ được dùng cùng 1 bài nghe nhưng với ngữ cảnh khác nhau
Ví dụ: Khi bạn nghe cuộc hội thoại sau:  

Trong phần câu hỏi sẽ có câu:
When does a man have to complete an assignment?
A. On Thursday.
B. On Firday.
C. On Saturday.
D. On Sunday.
Nếu bạn nghe kĩ sẽ thấy câu: In order to make the Sunday edition, you’ll have to give me your final draft on Friday afternoon. Như vậy cả Sunday và Friday đều được nhắc nhưng Sunday là Sunday edition, còn câu trả lời cho câu trên phải là Firday.

Bẫy về phân biệt ý định của người nói là đồng ý hay từ chối.

Chúng ta phải lắng nghe thật kỹ cả câu, vì đôi khi người nói sẽ dùng các cấu trúc như “We used to, but….” hay “I’d love to but I have to….” thì ban đầu tưởng chừng đồng ý nhưng thật sự là từ chối.
Bạn thực hiện mẹo này như thế nào?
Đừng cả tin vào một hai từ mà tai chúng ta nghe được, vì đó có thể là bẫy của người ra đề. Thay vào đó hãy cố gắng nghe và nhớ được các chi tiết cụ thể của bài hội thoại để có thể lựa chọn được đáp án chính xác cho câu hỏi.

Mẹo thi TOEIC #4:

Suy luận từ những dữ kiện dễ
Bạn thực hiện mẹo này như thế nào?
Hầu hết các đoạn đối thoại trong phần 3 sẽ bắt đầu bằng một câu hỏi hay một lời yêu cầu. Lắng nghe những gì người nói nói và lời đáp lại đầu tiên bởi nó có thể sẽ trả lời cho câu hỏi đầu tiên của bài.

Đối với những câu hỏi suy luận thông tin (như: What can be inferred/said/suggested…..?), hãy chú ý lắng nghe những thông tin có liên quan. Như khi đề hỏi ta suy ra được gì từ người phụ nữ, chú ý nghe những gì mà giọng nữ nói để từ đó loại trừ những thông tin không chính xác.
Và đáp án đúng để chọn có thể dùng từ đồng nghĩa chứ không nhất thiết phải dùng đúng từ có trong bài nói.

Kết luận:

Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho các bạn có thêm những “mẹo” để làm bài thi TOEIC hiệu quả hơn.
Chúc các bạn học tốt!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here